Miễn lệ phí trước bạ ô tô điện thêm 2 năm

Ngày 1/3, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Nghị định số 51/2025/NĐ-CP miễn 100% lệ phí trước bạ cho ô tô điện đến 28/2/2027, theo Nghị quyết vừa được Chính phủ ban hành.

Trước đó, từ 2022, xe điện chạy pin được ưu đãi về lệ phí trước bạ trong vòng 5 năm, gồm miễn 100% trong 3 năm đầu và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo. Tức là, tới ngày 28/2, người mua xe điện sẽ không còn được miễn và phải nộp 50% khoản lệ phí này. Trong khi đó, xe hybrid không có ưu đãi tương tự.

Với việc ban hành tiếp Nghị định 51/2025, Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian miễn toàn bộ lệ phí trước bạ thêm 2 năm với xe điện chạy pin, đến 28/2/2027.

Miễn lệ phí trước bạ xe ô tô điện giúp hỗ trợ tài chính, khuyến khích người tiêu dùng.
Miễn lệ phí trước bạ xe ô tô điện giúp hỗ trợ tài chính, khuyến khích người tiêu dùng.

Theo Bộ Tài chính, trong 3 năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách mức thu lệ phí trước bạ 0% đối với xe ô tô điện chạy pin về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra khi ban hành, có tác động đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và phân phối ô tô điện chạy pin, đối với môi trường không khí và tác động đối với thu ngân sách nhà nước.

Việc tiếp tục thực hiện mức thu lệ phí trước bạ 0% đối với xe ô tô điện chạy pin trong thời gian tới sẽ tiếp tục có tác động tích cực đối với người tiêu dùng như một giải pháp hỗ trợ tài chính, khuyến khích tiêu dùng.

Việc này cũng góp phần phát triển thị trường, ngành công nghiệp ô tô điện và các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, có tác động lan tỏa sang các ngành kinh tế khác và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp, pháp luật về thuế, lệ phí hiện hành đã có những ưu đãi ở mức cao nhằm thúc đẩy đầu tư sản xuất và sử dụng xe ô tô điện chạy pin thông qua các chính sách miễn, giảm thuế và lệ phí không chỉ dành cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và người sử dụng xe điện, mà còn đối với cả việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu, vật tư để sản xuất, lắp ráp xe ô tô điện, pin xe ô tô điện.

cand.com.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Với hàng trăm triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chuyển hóa 'rác thải' thành những sản phẩm giá trị cao, từ nhiên liệu sinh học, nhựa phân hủy đến mỹ phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các giải pháp công nghệ nội địa đang mở ra con đường tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm tác động môi trường.

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

SAU KHI HỢP NHẤT, TỈNH LÀO CAI (MỚI), NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH ĐƯỢC ĐẶC BIỆT QUAN TÂM, HĐND TỈNH ĐÃ HỢP NHẤT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) THEO HƯỚNG DẪN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, TỈNH LÀO CAI MỚI SAU HỢP NHẤT ĐÃ TẬP TRUNG QUẢN LÝ NGUỒN THU NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NĂM 2025.

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

fb yt zl tw