Mẹ Hà Nội đưa con bỏ phố lên núi, đến 'thiên đường mây' sống một tháng

Tranh thủ kì nghỉ hè, chị Thảo đưa hai còn rời Hà Nội, đến Tà Xùa trải nghiệm cuộc sống ở bản vùng cao. Ba mẹ con cùng tắm suối, hái măng rừng, đi bộ chinh phục Sống lưng khủng long, chèo thuyền hơi dưới chân thác...

Mùa hè là thời điểm thích hợp để đi du lịch, trải nghiệm, nghỉ ngơi. Đối với nhiều cha mẹ, mùa hè còn là cơ hội để tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ cho các con, cùng con học hỏi và khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.

Hè năm nay, chị Hương Thảo (SN 1990, Hà Nội) quyết định tặng cho hai con của mình là bé Spot (5 tuổi) và Luffy (3 tuổi) một kỳ nghỉ "bỏ phố về núi". Điểm đến mà chị Thảo chọn là Tà Xùa, một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, Sơn La. Ban đầu, chị Thảo định đến trải nghiệm cuộc sống nơi đây trong 2 tuần, nhưng sau đó, vì quá nhiều trải nghiệm thú vị, chuyến đi kéo dài thành 1 tháng.

“Săn mây” mỗi khi thức giấc

Ba mẹ con chị Thảo chọn một homestay cách khu trung tâm khoảng 10km, nằm gần Sống lưng khủng long - điểm du lịch hấp dẫn nhất Tà Xùa. Chị Thảo thích homestay này "từ cái nhìn đầu tiên" bởi nó có nhiều nét tương đồng khu nhà trọ của cô gái Hứa Hồng Đậu trong bộ phim gây sốt "Đi đến nơi có gió". Khung cảnh thanh bình, nhịp sống chậm rãi của Tà Xùa khiến chị Thảo như được bước vào “vùng đất chữa lành”.

"Phòng của ba mẹ con ở khu nhà chính nằm trên lưng đồi, lợp mái lá giản dị với cửa sổ nhìn ra khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, có thể đón bình minh, săn mây mỗi ngày", chị Thảo kể. "Nội thất ở đây không nhiều, chỉ có một chiếc giường rộng và bàn làm việc nhưng mang cảm giác gần gũi, ấm áp với ga gối, rèm cửa họa tiết Tây Bắc, chiếc đèn treo đan bằng mây tre. Mình có thể dậy sớm ngắm tia nắng bình minh xuyên qua dãy núi hay ngắm ráng chiều đổ xuống vàng rực thung lũng”, chị nhớ lại.

Nhiệt độ trung bình ở Tà Xùa chỉ khoảng 24-28 độ C. Không khí trong lành, khí hậu mát mẻ khiến hai bạn nhỏ thích mê, tha hồ nô đùa, chạy nhảy khắp nơi, khác hẳn cuộc sống quanh quẩn trong căn phòng bật điều hòa 24/24 ở thành phố. Kể cả buổi trưa, trời cũng se lạnh, ba mẹ con ôm nhau ríu rít trong chiếc chăn bông.

Hàng ngày, chị Thảo đưa con đi tắm suối, hái măng rừng, đi bộ chinh phục Sống lưng khủng long, tới thác Háng Đồng bơi thuyền hơi... Hai đứa trẻ sinh ra ở phố nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống ở miền núi, thân quen với người dân, trẻ em trong bản.

Ngay cả khi chinh phục Sống lưng khủng long, vượt quãng đường đi bộ khá khó, vất vả, Spot và Luffy vẫn vui vẻ đi cùng mẹ.

Ở Tà Xùa, thời gian biểu của ba mẹ con hoàn toàn thay đổi. Một ngày bắt đầu từ rất sớm. Gần 6 giờ, khi có tiếng mõ trâu, bò lên đồi, ba mẹ con tỉnh giấc. Chị Thảo thường vừa ngồi làm việc vừa quan sát các con. Hai đứa trẻ chạy loanh quanh, ngồi xem các loại cây lá, ngắm chú bọ que, bọ cánh cứng,...

Dạy con từ những trải nghiệm

Đối với gia đình chị Hương Thảo, điều tuyệt vời nhất của hai vợ chồng trong quá trình chung sống và nuôi dạy con cái là chồng luôn ủng hộ việc giáo dục sớm cho con tính tự lập, tự giác, hơn hết là có thật nhiều cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên và khám phá những vùng đất mới.

Do bố bận việc ở công ty nên ba mẹ con thường đi chơi với nhau. Hai bé nhà chị Thảo biết chăm sóc bản thân và chăm sóc nhau theo đúng lứa tuổi của mình. Buổi sáng sẽ cùng nhau dậy, tự lấy quần áo mặc cho đỡ lạnh, đưa nhau đi đánh răng, vệ sinh cá nhân cơ bản,... Khi đi chơi, hai đứa trẻ cũng chủ động tìm mũ, dép phù hợp. Chị Thảo chỉ đóng vai trò là người quan sát, hỗ trợ khi con cần.

Chị Thảo chia sẻ: "Do được “rèn luyện” qua những chuyến đi từ nhỏ nên khi đến một nơi mới lạ, thay vì sợ hãi thì hai em bé lại rất thích thú và nhanh chóng thích nghi. Ngoài ra, tính cách hòa đồng, ham “ngoại giao” đã giúp hai bạn rất nhanh có những người bạn mới, thân thiết các cô, chú, bác trong homestay, bản. Thậm chí, hai em bé còn học cách chào, chúc mừng sinh nhật và cảm ơn, xin lỗi bằng tiếng H’Mông từ các bạn tại đây”.

Chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ nhất, chị Thảo cho biết, đúng ngày sinh nhật của bé Luffy, bố bất ngờ lên thăm ba mẹ con. Hai đứa trẻ sà vào lòng bố, tíu tít kể những câu chuyện nhỏ bé tại Tà Xùa, những điều thú vị được trải nghiệm. Bữa tiệc sinh nhật trên núi diễn ra không nến, không bánh gato nhưng ấm áp. Mọi người trong homestay đã hái hoa, vẽ tranh, làm đồ chơi, làm thạch sinh nhật và cùng hát chúc mừng Luffy. Tiếng nói cười rộn ràng cả bản nhỏ.

Ngày chia tay Tà Xùa, ba mẹ con chị Thảo đều có chút nhớ nhung, tiếc nuối. Về Hà Nội, gặp ai, hai bạn nhỏ cũng hào hứng miêu tả khung cảnh "thiên đường", nơi có "biển mây trắng xóa, những ngọn núi hình tam giác xanh mướt, mây quấn quanh núi như một cái nồi cháy"… Vốn từ và trải nghiệm của các em bé đã trở nên phong phú hơn rất nhiều.

"Là một người mẹ, mình luôn cho rằng món quà lớn nhất cho các con là tự bản thân người mẹ phải khỏe mạnh, vui vẻ và luôn sống tích cực. Từ đó các con cũng biết cách chăm sóc, yêu thương bản thân và tự tạo những niềm vui cho mình”, chị Thảo chia sẻ.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw