Linh hoạt để sẵn sàng ứng phó với lạm phát

Năm 2025, Quốc hội và Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Các chuyên gia cho rằng, năm 2025 vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động lên chỉ số này nên cần hết sức cẩn trọng với rủi ro lạm phát.

3 kịch bản lạm phát

Bước vào năm 2025, nền kinh tế toàn cầu vẫn đứng trước nhiều bất ổn. Xung đột địa chính trị tiếp tục leo thang, căng thẳng thương mại giữa các cường quốc ngày càng gia tăng, trong khi các chính sách bảo hộ mới có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá cả hàng hóa và nguyên liệu đầu vào tăng cao. Đặc biệt, chính sách thuế của chính quyền mới tại Mỹ có thể tác động mạnh đến thương mại quốc tế, kéo theo những phản ứng trả đũa từ nhiều quốc gia, làm gia tăng bất ổn thị trường.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa và duy trì ổn định giá các mặt hàng thiết yếu.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa và duy trì ổn định giá các mặt hàng thiết yếu.

Tháng 1/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,98% so với tháng 12/2024, chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại các địa phương, giá thực phẩm, dịch vụ giao thông tăng khi nhu cầu người dân mua sắm, đi lại tăng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng dự báo một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá năm 2025. Đó là, giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng giảm đan xen do tác động của các yếu tố địa chính trị. Giá một số vật liệu xây dựng có nguồn cung hạn chế có thể tăng do nhu cầu phục vụ xây dựng các công trình trọng điểm. Giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, mặt hàng may mặc có thể tăng cục bộ vào một số thời điểm lễ Tết hoặc do ảnh hưởng của bão lũ, thời tiết bất lợi...

Giới quan sát cũng chỉ ra, trong nước, chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất có thể tăng lên theo giá thế giới và chịu tác động từ biến động tỷ giá, ảnh hưởng đến chi phí, giá thành sản phẩm, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên và tạo áp lực lên lạm phát.

Bộ Tài chính cũng xây dựng 3 kịch bản dự báo CPI bình quân năm 2025. Cụ thể, kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 3,83% so với năm 2024. Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024. Kịch bản 3, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,5% so với năm 2024.

Không chủ quan

Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo để đánh giá công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 tối thiểu phải đạt 8%, lượng tiền để cung vào nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với năm 2024. Động lực tăng trưởng được khơi dậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá, đặc biệt là giá tiêu dùng.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng kịch bản điều hành giá của mặt hàng quản lý theo từng quý, gửi cho Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê để tổng hợp, tham mưu cho Chính phủ các biện pháp điều hành khả thi nhất. Đồng thời, yêu cầu Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị yêu cầu thực hiện ngay và nghiêm túc Luật Giá để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh trường hợp thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến của thị trường trong nước và thế giới, nhất là diễn biến cung - cầu các loại hàng hóa chiến lược, thiết yếu đối với sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Qua đó, xây dựng các kịch bản, giải pháp linh hoạt để sẵn sàng ứng phó với những biến động.

Trên cơ sở đó, quản lý chặt chẽ, chủ động, đa dạng về nguồn cung, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là đối với mặt hàng xăng, dầu, điện. Với những mặt hàng do Nhà nước quản lý, các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng các biện pháp điều hành giá theo lộ trình thị trường với mức độ và thời điểm phù hợp.

Để kiểm soát lạm phát năm 2025, đại diện Tổng cục Thống kê kiến nghị Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì, chỉ đạo các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục...) với mức độ tăng và thời điểm cụ thể để xem xét quyết định về mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp, chủ động, đồng bộ, thống nhất bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Cần sớm có phương án, lộ trình điều chỉnh giá đầy đủ, đồng bộ, thống nhất giữa các mặt hàng để tránh bị động trong ban hành và thực thi chính sách về giá. Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ Tết nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời, cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 15/3: Vàng nhẫn, vàng miếng giao dịch quanh mức 96 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 15/3: Vàng nhẫn, vàng miếng giao dịch quanh mức 96 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (15/3) quay đầu giảm sau khi lần đầu vượt mốc 3.000 USD do các nhà đầu tư bán ra chốt lời, giao dịch ở mức 2.984,5 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn SJC tiếp tục neo ở mức cao, giao dịch lần lượt ở mức 95,8 triệu đồng/lượng và 95,7 triệu đồng/lượng.

Mở rộng cơ hội phát triển thương mại điện tử

Mở rộng cơ hội phát triển thương mại điện tử

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã vươn lên trở thành động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế số tại Lào Cai. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam về chỉ số thương mại điện tử, giai đoạn 2021 - 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử tỉnh Lào Cai đã được cải thiện và phát triển khá đồng bộ.

Cẩn trọng trước cơn “sốt ảo” về giá đất khi triển khai chủ trương sáp nhập tỉnh

Cẩn trọng trước cơn “sốt ảo” về giá đất khi triển khai chủ trương sáp nhập tỉnh

Những ngày gần đây, dù chưa có quyết định chính thức về phương án sáp nhập tỉnh nhưng những thông tin về giá bất động sản đang bị nhiễu loạn, khiến người dân và giới đầu tư trên địa bàn không khỏi hoang mang. Một số người đã đến địa phương lân cận để tìm hiểu mua đất với hy vọng khi thay đổi trung tâm hành chính tỉnh lỵ giá đất sẽ lên cao.

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh tiếp xã giao các doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh tiếp xã giao các doanh nghiệp

Chiều 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư", đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi tiếp xã giao đại diện các doanh nghiệp Trung Quốc và một số doanh nghiệp nước ngoài khác.

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Tại Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Báo Lào Cai lược ghi một số ý kiến.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

Xác định rõ vị trí “đầu cầu” trong tuyến hành lang kinh tế trọng điểm kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) và các nước ASEAN, Lào Cai đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong thu hút nguồn lực đầu tư với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”.

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

Sáng 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Lào Cai, Sở Công Thương, Sở Xây dựng với các doanh nghiệp.

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

fb yt zl tw