Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Người dân hoá thân thành tiên cô, ngồi lên thuyền rồng tham dự lễ hội điện Huệ Nam bên dòng sông Hương.
Ngày 23/8 (8/7 âm lịch), hàng nghìn người dân theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tập trung về Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo ở 352 Chi Lăng, TP Huế để tham gia lễ hội điện Huệ Nam. Đây là lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, diễn ra từ ngày 8 đến 10/7 âm lịch do Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Ban bảo trợ điện Huệ Nam tổ chức.
Tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ được UNESCO công nhận di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, góp phần thu hút khách du lịch đến Huế. Trước lúc cung nghinh án thờ Mẫu Tam phủ từ Thánh đường lên điện Huệ Nam ở xã Hương Thọ theo thuyền rồng dọc sông Hương, các đạo hữu, thánh đồng tổ chức lễ tế truyền thống.
Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ảnh 1
Đông đảo thánh đồng, đạo hữu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trong trang phục truyền thống sặc sỡ tham gia nghi lễ tại Thánh đường.
Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ảnh 2
Sau khoảng một giờ làm lễ tế, các đạo hữu theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ rước hương án khỏi Thánh đường, đưa xuống thuyền rồng rước lên điện Huệ Nam (còn gọi là Hòn Chén) cách đó hơn 10 km.
Xuất phát từ Thánh đường, gần 100 thuyền rồng được trang trí cờ hoa rực rỡ, cùng nhiều hương án nối đuôi nhau chở hàng nghìn du khách qua cầu Phú Xuân, hành hương về điện Huệ Nam, nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Nữ thần Po Nagar).
Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ảnh 4
Trên thuyền rồng, các tín đồ biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Theo các tài liệu lịch sử, điện Hòn Chén xưa kia là nơi người Chăm thờ tự nữ thần Po Nagar (Nữ thần Mẹ xứ sở). Sau này, người Việt tiếp nhận và gọi là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội điện Hòn Chén hàng năm được tổ chức hai lần vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, nhằm ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu đối với người dân địa phương.
Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ảnh 5
Thuyền rồng được trang trí cờ, phướn cập bến tại điện Huệ Nam để tham gia lễ hội.
Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ảnh 6 
Khoảng 13h, khuôn viên điện Huệ Nam chật kín tín đồ và du khách thập phương chờ vào chánh điện dâng lễ. 
Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ảnh 7
Người đàn ông đội theo lễ vật trên đầu gồm trái cây, vàng mã, rượu, thuốc, bị kẹt cứng giữa đám đông chờ dâng lễ.
Lễ hội lớn nhất của người theo tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ảnh 8
Sau khi dâng lễ, nhiều tín đồ về lại các thuyền rồng đậu xung quanh khu vực điện Huệ Nam để nghỉ ngơi và tham gia nhảy hầu đồng.
(Theo VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw