Lào Cai: Tàu cuốc khai thác vàng trái phép đang “rút ruột” sông Hồng

Hơn 20 tàu cuốc ngang nhiên hoạt động khai thác vàng sa khoáng trên phạm vi hơn 70 km sông Hồng (đoạn qua tỉnh Lào Cai) đang băm nát, “rút ruột” sông Hồng, gây bức xúc trong nhân dân và để lại những hậu quả khôn lường…

Bài 1: Sông Hồng tan hoang vì tàu cuốc đào vàng

Sông Hồng chảy qua địa phận Lào Cai với chiều dài hơn một trăm km. Trước đây, nó yên ả và cần mẫn mang phù xa về với ruộng đồng, nhưng giờ sông Hồng đang phải oằn mình vì nạn tàu cuốc ngày đêm đào xới.

Mấy ngày qua, chúng tôi đã lặn lội bám theo dọc triền sông từ xã Vạn Hòa (TP Lào Cai) đến xã Bảo Hà (Bảo Yên), để “mục sở thị” hoạt động của tàu cuốc khai thác vàng trái phép trên sông Hồng. Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay, trên sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai đang có hơn 20 tàu cuốc hoạt động khai thác vàng trái phép, chủ yếu tập trung ở địa bàn các xã Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà (huyện Bảo Yên); xã Sơn Hà, xã Phố Lu (huyện Bảo Thắng) và xã Vạn Hòa (TP Lào Cai). Bên cạnh các tàu cuốc thì một số bãi vàng sử dụng phương tiện cơ giới để khai thác vàng trên sông cũng đã mọc lên hai bên bờ.

Một tàu khai thác vàng đang hoạt động trên sông Hồng, đoạn qua xã Sơn Hà và xã Phố Lu (Bảo Thắng).

Một tàu khai thác vàng đang hoạt động trên sông Hồng, đoạn qua xã Sơn Hà và xã Phố Lu (Bảo Thắng).

Điểm đầu tiên nhóm phóng viên tiếp cận là đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Sơn Hà và xã Phố Lu (Bảo Thắng). Đây là đoạn sông có nhiều bãi soi, cồn cát ở hai bên và cũng là một trong 3 điểm có nhiều vàng sa khoáng nhất. Có mặt tại thôn Tân Thành (xã Phố Lu), chúng tôi không còn nhận ra nơi đây có sông Hồng chảy qua, bởi lòng sông giờ như một đại công trường, những đống đất đá được đắp cao như trái núi giữa sông, khiến người đứng bên này không thể nhìn sang bờ bên kia, 4 tàu cuốc loại lớn được lắp các vòi rồng sục sâu vào lòng sông để giàn gàu múc đất, đá chuyển lên máy sàng, nghiền tuyển vàng sa khoáng. Bên cạnh đó là các máy xúc đang hối hả đào bới moi quặng; tiếng máy nổ ầm ầm, đinh tai khuấy động cả một vùng rộng lớn.

Ông Cao Tiến K., một người dân thôn Tân Thành, xã Phố Lu bức xúc nói: Việc tàu cuốc khai thác vàng trên sông Hồng ở địa phận xã Phố Lu diễn ra từ hai, ba năm nay, tuy nhiên, rầm rộ nhất là từ tháng 5/2012 đến nay. Không hiểu các chủ tàu được ai cho phép mà kéo nhau về đào bới, khuấy đảo suốt ngày đêm. Nhân dân trong thôn rất bức xúc với “vàng tặc”, bởi từ khi các tàu cuốc đến đào vàng, họ sử dụng các phương tiện cơ giới đào bới lòng sông, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân, hàng chục ha vườn cây, bãi mầu, bãi soi là nơi trồng cấy của bà con bị tàu cuốc “nuốt” mất. Riêng nhà ông đã bị mất 1.400 mét vuông đất bãi trồng ngô (diện tích đất này ông K. đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng - PV). Bên cạnh đó, các tàu cuốc khai thác vàng hoạt động ầm ĩ suốt ngày đêm với tiếng máy nổ inh tai, nhức óc làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Núi đá sỏi do tàu cuốc đắp trên lòng sông Hồng.

Núi đá sỏi do tàu cuốc đắp trên lòng sông Hồng.

Cũng theo ông K, mặc dù nhân dân đã nhiều lần phản ánh với chính quyền xã, song cũng chỉ nhận được câu trả lời “chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý”, nhưng đến nay “vàng tặc” vẫn ngang nhiên hoành hành.

Một thầy giáo ở trường THCS xã Phố Lu (xin giấu tên) phản ảnh: Địa điểm khai thác vàng nằm ngay đằng sau các trường học của xã, máy móc khai thác vàng nổ ầm ầm suốt ngày đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học. Nhiều lúc, các thầy cô phải nói như quát để giảng bài mà học sinh không nghe được. Buổi tối về nhà, học sinh muốn học bài thì phải bịt tai lại. Ban giám hiệu các nhà trường đã nhiều lần đề nghị chính quyền can thiệp, nhưng chưa thấy có kết quả, nên cả thầy và trò đành phải chấp nhận sống chung với tiếng ồn.

Vượt qua xã Phố Lu, nhóm phóng viên xuôi dòng xuống đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Cam Cọn và xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên. Đoạn sông này là điểm tập trung nhiều tàu cuốc khai thác vàng nhất trong toàn tuyến, bởi đây là điểm được coi có nhiều vàng sa khoáng nhất trên sông Hồng. Vì thế, chỉ với chiều dài trên 7 km đã có 3, 4 điểm khai thác thủ công ven bờ và hàng chục tàu cuốc tham gia khai thác dưới lòng sông. Để vào được “đại bản doanh” của “vàng tặc”, nhóm phóng viên phải nhờ người dẫn đường và cải trang mới có thể tiếp cận được. Khác với những điểm trên địa bàn huyện Bảo Thắng và TP Lào Cai, điểm khai thác ở Cam Cọn (Bảo Yên) các chủ bãi vàng và chủ tàu cuốc cho người cảnh giới mọi ngả đường, kiểm soát tất cả những người ra, vào xã nhằm đối phó với các cơ quan chức năng.

Theo chân người dẫn đường, thâm nhập vào bãi bồi ven sông Hồng ở thôn Hồng Cam, đây được coi là “rốn vàng” của xã Cam Cọn, tại đây, chúng tôi bắt gặp cảnh dưới lòng sông 4 tàu cuốc đang ầm ầm cày xới. Những chiếc tàu cuốc được lắp các vòi rồng sục sâu vào vùng bãi bồi ven sông. Bên cạnh mỗi tàu cuốc là một máy múc moi đất, cát chuyển ra những máy sàng gần đó để xối nước. Tiếng máy tàu cuốc gầm rú, tiếng đá va vào máng đãi loảng xoảng làm náo động cả một vùng sông nước.

Một điểm khai thác vàng thủ công ven sông Hồng, thuộc xã Cam Cọn.

Một điểm khai thác vàng thủ công ven sông Hồng, thuộc xã Cam Cọn.

Anh Phạm Văn Y., một người dân thôn Hồng Cam cho biết: Các tàu cuốc xuất hiện ở đây đã mấy năm nay, chủ tàu đa số là người dưới xuôi như ở Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Tuyên Quang… lên bắt tay với một số đối tượng trong xã tổ chức khai thác vàng một cách ngang nhiên. Lòng sông Hồng chảy qua thôn Hồng Cam giờ không còn một mét vuông nào chưa bị cày xới. Trước đây, chúng đào xới ở giữa lòng sông, giờ chúng tiến vào đào hai ven bờ. Tàu cuốc càn đến đâu, các bãi trồng mầu lở theo đến đó. Ở thôn này, diện tích đất bị sạt lở lên đến vài ha, riêng gia đình anh cũng bị mất gần 1.000 mét vuông đất trồng ngô. Cứ với tốc độ sạt lở này, chỉ mùa lũ nữa, cả khu bãi của thôn chắc cũng trôi tuột hết xuống sông mất.

Đoạn sông Hồng chảy qua thôn Hồng Cam tàu cuốc ngày đêm hoành hành.

Đoạn sông Hồng chảy qua thôn Hồng Cam tàu cuốc ngày đêm hoành hành.

Đang thu hoạch ngô trên bãi sông, thấy có phóng viên chụp ảnh, bà Phạm Thị Đ., một người dân thôn Cam 4 chạy lại, òa khóc: Các chú ơi, tàu vàng nó ăn hết bãi mầu của nhà tôi rồi. Bãi mầu nhà tôi được Nhà nước cấp quyền sử dụng từ hàng chục năm nay, giờ đổ hết xuống sông mà không biết kêu ai. Tôi đã nhiều lần ra báo xã, nhưng không thấy ai vào xử lý. Cứ tiếp tục như thế này, chỉ một thời gian ngắn nữa nhà tôi sẽ mất hết ruộng, vườn, giờ tôi phải làm gì đây?...

Được biết, trước đây, ở Cam Cọn, tàu cuốc chỉ khai thác ở bãi bồi giữa sông, nhưng giờ khu vực này không còn vàng, chúng lại vào sát bờ đào bới, khai thác. Thời gian gần đây, do người dân ven sông phản ứng quyết liệt, nên các chủ tàu cuốc đã dùng “chiêu” đến từng hộ thỏa thuận đền bù diện tích bị sạt lở và thương lượng mua đất bãi với giá 1,5 đến 2 triệu đồng/sào đất (360 mét vuông), cộng với 500 nghìn tiền gọi là “tiền bồi dưỡng tiếng ồn” và vì phản ảnh nhiều lần nhưng chính quyền không xử lý nên người dân đành nhận tiền mua sự im lặng của các chủ tàu.

Người dân thôn Hồng Cam rất lo lắng trước tình trạng tàu cuốc “nuốt” bãi mầu ven sông.
Người dân thôn Hồng Cam rất lo lắng trước tình trạng tàu cuốc “nuốt” bãi mầu ven sông.

Vượt qua Kim Sơn, xuống khu vực thôn Liên Hải 1, Liên Hải 2, xã Bảo Hà, chúng tôi thấy trên lòng sông  nhiều chỗ nổi lên những núi cát, sỏi cao ngất ở giữa sông, hỏi ra mới biết, đó là những gì còn lại sau khi những chiếc tàu cuốc đào vàng rút đi. Trao đổi với chúng tôi, ông Lục Đức Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Hà cho biết: Nạn tàu cuốc khai thác vàng ở khu vực này, từ thôn Liên Hải 1 đến chân cầu Bảo Hà đã có từ mấy tháng nay. Do sớm nhận thấy sự nguy hại của những con tàu này gây ra, chính quyền xã đã dùng các biện pháp mạnh để ngăn chặn, nhất là sau khi nhiều diện tích đất ven sông bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Song xem ra việc truy đuổi tàu cuốc không đơn giản, đuổi nơi này, họ lại chạy nơi kia. Vào đầu tháng 9 vừa qua, đoàn công tác của huyện và xã đã kiểm tra, bắt quả tang, xử phạt hành chính tàu cuốc của ông Nguyễn Danh Thành đang khai thác vàng trái phép tại địa phận thôn Liên Hải 2. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn xã vẫn còn 3 chiếc tàu cuốc khai thác vàng neo đậu; nói là neo đậu chứ các tàu này vẫn thường xuyên lén lút khai thác trộm và để bắt quả tang là điều rất khó, vì họ di chuyển liên tục nên việc kiểm soát hết sức khó khăn…

Một số hình ảnh tàu cuốc khai thác vàng trên sông Hồng:

Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.

Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai).

Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.

Một trong 3  tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng).

Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.

Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà.

Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
 Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.
Hai trong 3 tàu cuốc đang khai thác vàng trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai). Một trong 3 tàu cuốc đang hoạt động ở địa phận thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (Bảo Thắng). Tàu cuốc hoạt động trên sông Hồng, đoạn chảy qua xã Sơn Hà. Đây là 2 trong 3 tàu cuốc trên đoạn sông Hồng qua xã Kim Sơn (Bảo Yên), những tàu này đang từng ngày "nuốt" dần những bãi mầu trồng ngô ven sông. Đoạn sông Hồng chảy qua xã Cam Cọn bị băm nát vì tàu cuốc khai thác vàng trái phép. Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động. Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.

Là địa phương rất tích cực truy quét tàu cuốc, nhưng đoạn sông Hồng chảy qua địa phận xã Bảo Hà  vẫn có ít nhất 4 tàu cuốc đang hoạt động.

Lào Cai: Tàu cuốc khai thác vàng trái phép đang “rút ruột” sông Hồng ảnh 18

Dưới chân cầu Bảo Hà, xã Bảo Hà (Bảo Yên) một tàu cuốc đang lắp ráp chuẩn bị hạ thủy xuống sông Hồng.

Bài 2: Hậu quả khôn lường...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Thắng phát động "Tháng nhân đạo" năm 2025

Bảo Thắng phát động "Tháng nhân đạo" năm 2025

Hội Chữ thập đỏ huyện Bảo Thắng vừa phối hợp tổ chức Lễ phát động "Tháng nhân đạo" năm 2025 với chủ đề "Hành trình nhân đạo - lan tỏa yêu thương" nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về giá trị nhân đạo, phong trào "Người tốt, việc thiện - chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái".

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hằng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch rất quan trọng. Để dịch không bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, UBND tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết. 

fb yt zl tw