Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội năm 2023, với chủ đề “Du lịch Văn hóa” được tổ chức từ ngày 13/4 đến 16/4 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Lào Cai mang nhiều sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng tham gia triển lãm.
Gian hàng của Du lịch Lào Cai tại hội chợ.
Nằm trong chuỗi các hoạt động phối hợp với khối hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, Lào Cai tham gia dàn dựng và trưng bày giới thiệu, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Lào Cai nói riêng và các tỉnh Tây Bắc mở rộng nói chung tại không gian văn hoá du lịch Tây Bắc (dãy gian hàng 25 - 31, nhà B1).
Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tỉnh tham quan gian hàng.
Đến với gian hàng Du lịch Lào Cai, Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa, nghề thủ công truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số; tìm hiểu các sản phẩm du lịch, đặc sản, quà tặng du lịch mới lạ, hấp dẫn, đặc trưng, đồng thời giao lưu gặp gỡ, trao đổi thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Các nghệ nhân huyện Bắc Hà trình diễn nghề truyền thống tại gian hàng. Vàng A Bình - chàng trai làm du lịch ở xã Bản Liền (Bắc Hà) mang đến hội chợ sản phẩm trà địa phương.Sản phẩm quà tặng du lịch của Lào Cai tại gian hàng.
Một số sản phẩm đặc hữu của Lào Cai cũng được giới thiệu tại đây. Du khách tham quan gian hàng của Du lịch Lào Cai.
Du khách tham quan và tìm hiểu về các sản phẩm du lịch của Lào Cai được giới thiệu tại gian hàng.
UBND tỉnh vừa có văn bản số 112/UBND-VX về việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.
Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.
Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.
Một thói quen mà du khách Việt mong muốn là giảm thiểu rác thải, cụ thể là tái chế và tránh sử dụng đồ dùng một lần. Xu hướng này thể hiện chuyển biến tích cực trong nhận thức của người Việt.
Chiều 9/7, tại phường Yên Bái, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2025).
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.
Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.
Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.
Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.
Là xã vùng cao có nhiều điểm đến hấp dẫn như đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù, khu khoáng nóng Trạm Tấu và đồi thông Eo Gió… xã Hạnh Phúc đang trở thành điểm du lịch ấn tượng với du khách.
Sự hiện diện của Phú Quốc trong bảng xếp hạng du lịch cao cấp Châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí Travel + Leisure tiếp tục khẳng định vị thế của hòn đảo như một điểm đến đẳng cấp toàn cầu.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công nhận 3 lễ hội truyền thống của Quảng Trị: Lễ hội chùa Kim Phong-núi Thần Đinh; lễ hội khai hạ làng Tượng Sơn và lễ hội đua thuyền trên sông Gianh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.