Lạng Sơn mời gọi du khách: "Ai lên xứ Lạng cùng anh..."

Bên dòng sông Hương thơ mộng, hội nghị Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn năm 2025 đã được diễn ra với chủ đề Ai lên Xứ Lạng cùng anh…

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức Hội nghị Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn năm 2025 với chủ đề “Ai lên Xứ Lạng cùng anh…”. Tham gia hội nghị có ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Xuân Thuận - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lạng Sơn, cho biết, Lạng Sơn - mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, có cửa khẩu quốc tế hữu nghị là một trong những cửa khẩu quốc tế trên bộ quan trọng nhất trong kết nối Việt Nam và cả các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Đây còn là vùng đất với nhiều danh thắng nổi tiếng của thi ca và du lịch Việt Nam như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Ải Chi Lăng… với hàng trăm lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, được du khách gần xa rất quan tâm.

“Đặc biệt, ngày 8/9/2024, UNESCO đã công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, với những giá trị địa chất mang tầm quốc tế, và cả những di sản văn hóa, lịch sử phong phú, đặc sắc và cảnh quan thiên nhiên lay động lòng người, vẻ đẹp kỳ vĩ của hệ thống hang động, thạch nhũ đã ngàn năm tuổi”, ông Hoàng Xuân Thuận cho hay.

“Ai lên xứ Lạng cùng anh” cũng chính là slogan của Du lịch Lạng Sơn muốn giới thiệu đến đại biểu tham gia hội nghị, là một câu thơ trong bài ca dao nổi tiếng viết về Lạng Sơn.

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh/ Ai lên xứ lạng cùng anh/ Bõ công bác mẹ sinh thành ra em”. Đây là một trong những bài ca dao hay nhất trong chùm bài về đề tài ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Không chỉ giới thiệu về vẻ đẹp kỳ thú của xứ Lạng, lời ca dao còn là lời tỏ tình chân thành, nồng nhiệt mà vẫn hết sức kín đáo, tế nhị của chàng trai với người thương, và cũng chính là sự gợi mở, lời mời gọi du khách đến khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm du lịch Lạng Sơn.

Khu vực trưng bày, giới thiệu thông tin du lịch Lạng Sơn, sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm hình ảnh du lịch Lạng Sơn.
Khu vực trưng bày, giới thiệu thông tin du lịch Lạng Sơn, sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm hình ảnh du lịch Lạng Sơn.

Ông Hoàng Xuân Thuận chia sẻ, trong những năm qua, ngành du lịch Lạng Sơn từng bước khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, du khách đến với Lạng Sơn ngày một nhiều thêm. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị.

Tại hội nghị, đại biểu được nghe giới thiệu một số điểm du lịch, sản phẩm du lịch của tỉnh Lạng Sơn như giới thiệu các điểm du lịch của tỉnh Lạng Sơn, video Giới thiệu du lịch Vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, video Giới thiệu du lịch ẩm thực Lạng Sơn.

Tham gia hội nghị này, các đại biểu đã có chia sẻ về những kinh nghiệm, đóng góp xây dựng, gợi mở, định hướng về các giải pháp hữu hiệu để du lịch Lạng Sơn có bước phát triển mới, tương xứng với tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên, cũng như cha ông đã dành tặng cho Lạng Sơn.

Chiêm ngưỡng các tác phẩm ảnh về du lịch Lạng Sơn.
Chiêm ngưỡng các tác phẩm ảnh về du lịch Lạng Sơn.
Tác phẩm ảnh ghi lại việc trải nghiệm Hiking trên núi Phia Pò.
Tác phẩm ảnh ghi lại việc trải nghiệm Hiking trên núi Phia Pò.

Hội nghị này nhằm giới thiệu đến du khách Huế và các tỉnh miền Trung các nét đẹp về các giá trị văn hóa truyền thống, tài nguyên nhiên và các sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn; cung cấp thêm thông tin, hình ảnh thương hiệu Du lịch Lạng Sơn với mong muốn đón nhận được nhiều hơn sự quan tâm của các Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch tại Huế, cũng như trên cả nước để thúc đẩy liên kết, hợp tác, khai thác các chương trình tour tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá du lịch, khám phá công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, thúc đẩy Du lịch Lạng Sơn ngày càng phát triển.

Cũng tại hội nghị này, lãnh đạo Hiệp hội du lịch tỉnh Lạng Sơn và Hiệp hội du lịch thành phố Huế đã tiến hành Ký kết về việc hợp tác, liên kết xây dựng và khai thác các chương trình du lịch trọn gói giữa các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Lạng Sơn và thành phố Huế.

Việc này để triển khai Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 nhằm đẩy mạnh hợp tác đầu tư phát triển, xúc tiến du lịch giữa các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Lạng Sơn và thành phố Huế; Thống nhất xác định các bên là đối tác hợp tác nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế sử dụng các dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống, tham quan, mua sắm tại Lạng Sơn và thành phố Huế.

Theo tcdulichtphcm.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

fb yt zl tw