Ông Vũ Duy Đam (tổ 2B, thị trấn
Ngoài công việc dọn cỏ, quét lá, vệ sinh đường đi, lối lại trong nghĩa trang, ông Đam cũng nhiều đêm mất ngủ cùng thân nhân di chuyển hài cốt liệt sỹ về với quê hương. Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý được phép di chuyển phần mộ, nhiều gia đình liệt sỹ vì yếu tố tâm linh nên đợi đúng giờ mới chuyển hài cốt, phần nhiều thời gian chuyển vào nửa đêm. Những lần như vậy, ông cũng trắng đêm để cùng thân nhân hoàn tất việc đưa đồng đội về quê nhà.
Ông cho biết: Mấy tháng cuối năm là thời điểm nhiều gia đình xin chuyển mộ liệt sỹ về quê hương, đêm đông
Bắt đầu công việc quản trang từ năm 2005 cho tới nay, hai vợ chồng ông Nguyễn Quốc Trị (phường Duyên Hải) biết rõ từng ngôi mộ tại nghĩa trang liệt sỹ thành phố Lào Cai (khu vực Duyên Hải). Có phần mộ đầy đủ tên tuổi, quê quán cụ thể, nhưng cũng có những phần mộ trên bia chỉ vẻn vẹn dòng chữ: Liệt sĩ chưa biết tên. Trong hơn 90 phần mộ tại đây thì có tới gần 40% là liệt sỹ chưa rõ tên và địa chỉ.
Dẫn chúng tôi thăm một lượt các phần mộ, bàn tay ông thoăn thoắt nhặt những cây cỏ đang vươn lên mạnh mẽ sau trận mưa đêm trước, miệng kể về những ngôi mộ: Có liệt sỹ quê tận Nghệ An, hy sinh trong chiến tranh biên giới, người mẹ già năm nào cũng khăn gói ra thăm; liệt sỹ ở đây còn có người là Đại biểu Quốc hội khoá 1 và cũng có những ngôi mộ nằm cạnh nhau là anh em ruột trong cùng một gia đình... và trước những tấm bia mộ liệt sỹ chưa biết tên, người quản trang già chỉ biết lặng lẽ, đôi mắt đượm buồn. Công việc quản trang theo như lời ông Trị là những người lao công, với thời gian làm việc không ổn định. Không kể ngày nghỉ hay lễ tết, ngoài việc quét dọn, làm cỏ theo định kỳ 3 - 4 lần/tháng, những ngày thường cứ thấy chỗ nào chưa sạch là ông chủ động dọn dẹp, chỉnh trang, phát tỉa cây cối sao cho nghĩa trang được sạch sẽ, uy nghiêm.
Hằng tháng, vào ngày rằm, đầu tháng hay ngày lễ, Tết cổ truyền của dân tộc, gia đình ông đều hương khói với tấm lòng thành kính như đối với người thân trong gia đình. Đã bước vào tuổi 60, tóc đã nhiều sợi bạc, lưng đã còng, nhưng người đàn ông ấy vẫn tâm niệm: sẽ tiếp tục làm tốt công việc quản trang đến khi không còn đủ sức khoẻ, đó cũng là cách làm để thể hiện sự biết ơn tới các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc.
Những người quản trang vẫn hằng ngày lặng lẽ hoàn thành công việc được giao. Đó không đơn thuần là trách nhiệm của một người lao động mà còn là tấm lòng, là tình nghĩa với thế hệ cha anh, đồng đội. Dù mức phụ cấp không cao so với khối lượng công việc (500.000 đồng/tháng), nhưng họ vẫn vui vẻ làm tròn bổn phận, trách nhiệm. Việc làm tưởng như đơn giản, nhỏ bé ấy nhưng lại mang một ý nghĩa rất lớn, là sự tri ân tới lớp người đã anh dũng hy sinh để dân tộc, đất nước Việt Nam ta tươi đẹp như ngày hôm nay.