Kịp thời phòng bệnh bạc lá, đốm sọc do vi khuẩn trên lúa

LCĐT - Vụ xuân năm 2022, toàn tỉnh gieo cấy 10.000 ha lúa. Hiện nay, trà lúa sớm và chính đang giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái - làm đòng. Thời gian qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, là điều kiện thuận lợi để bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn phát sinh, phát triển, gây hại trên diện rộng.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bảo Yên hướng dẫn phòng, trừ sâu bệnh hại tại.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bảo Yên hướng dẫn phòng, trừ sâu bệnh hại tại.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đầu tháng 4, đã có hơn 200 ha lúa nhiễm bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn, gây hại chủ yếu trên các giống lúa có bản lá to mềm như BC15, Séng cù, Nhị ưu 838, Bio 404, Bắc thơm 7, TBR225, TH3-3, thơm RVT, nếp… Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái - làm đòng.

Ngay sau đợt mưa dông đầu tháng 4, chị Đỗ Thu Hà, thôn Tả Thàng, xã Gia Phú (Bảo Thắng) ra thăm đồng, thấy có những vệt vàng 2 bên mép lá. Ban đầu, chị nghĩ rằng lúa bị bệnh đạo ôn do năm nay gia đình cấy lúa BC15, nhưng khi kiểm tra kỹ thì thấy trên phiến lá có vệt bị khô trắng. Chị nghi lúa bị bệnh bạc lá nên nhổ một khóm lúa bệnh, mang đến cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì được khẳng định là bệnh bạc lá. Chị Hà nói: Nguồn lương thực cả năm của gia đình tôi trông chờ hoàn toàn vào 5 sào lúa. Những vụ trước, mưa nắng đan xen khiến lúa hay bị đạo ôn hoặc sâu cuốn lá, nên mưa lớn xong là tôi ra thăm đồng. Được tư vấn, biết lúa nhiễm bệnh bạc lá, tôi mua thuốc về phun ngay.

Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn đang gây hại rải rác tại nhiều địa phương như Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên… nếu không phòng, trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc quang hợp, làm giảm năng suất lúa vụ xuân. Dự báo trong thời gian tới, bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên lúa, đặc biệt là sau đợt nắng nóng xen kẽ mưa dông đầu mùa.

Nông dân Bảo Thắng phun thuốc phòng, trừ bệnh hại trên lúa.
Nông dân Bảo Thắng phun thuốc phòng, trừ bệnh hại trên lúa.

Ngay sau khi nắm được thông tin sâu bệnh gây hại trên các trà lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các địa phương hướng dẫn bà con cách nhận biết và phòng, trừ bệnh. Chị Bùi Thị Hương, Trưởng Phòng Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh) cho biết: Để phòng, trừ bệnh bạc lá hiệu quả, bà con cần áp dụng các biện pháp tổng hợp, như chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp; không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài. Chú ý kết hợp giữa bón đạm với phân chuồng, lân, kali, tro bếp; thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh, cần giữ mực nước vừa phải, từ 3 cm đến 5 cm, dừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Bà con cần sử dụng các loại thuốc hóa học như Xantocin 40WP, Xanthomix 20 WP, Bion 50 WG, Sasa 25 WP... phun trừ. Diện tích nặng cần phun nhắc lại lần 2 sau khi phun thuốc lần 1 từ 3 đến 5 ngày, phun vào chiều mát, xuôi chiều gió.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, bà con cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh như bệnh lùn sọc đen, đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng hại. Bà con cần tăng cường thăm đồng, phát hiện sớm sâu, bệnh gây hại để có biện pháp phòng, trừ kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw