Kinh nghiệm thực hiện cải cách hành chính tại xã Sơn Hà

Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của xã Sơn Hà (Bảo Thắng). Theo kết quả đánh giá của UBND huyện Bảo Thắng về chỉ số cải cách hành chính, trong 3 năm (2021, 2022, 2023), xã Sơn Hà đều đạt loại tốt, xếp hạng 1/14 xã, thị trấn của huyện.

Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, UBND xã Sơn Hà chỉ đạo các công chức chuyên môn tiếp tục triển khai việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng trình tự, thẩm quyền và thời gian quy định, đặc biệt là việc thực hiện quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục thủ tục hành chính cắt giảm 30% thời gian giải quyết. Sơn Hà cũng niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở làm việc, tại bộ phận một cửa và đăng tải trên trang thông tin điện tử xã.

13.jpg

Sơn Hà đã xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan được UBND xã duy trì và đi vào nền nếp.

 14.jpg

Bà Vi Thị Thêm, công chức văn phòng - thống kê xã Sơn Hà được giao nhiệm vụ phụ trách công tác cải cách hành chính, cơ chế một cửa và một cửa liên thông, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính… Năm 2022, bà Thêm đã có sáng kiến “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong cải cách hành chính”. Tiếp đó, năm 2023, có sáng kiến “Phát huy hiệu quả mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn xã Sơn Hà”. Nhờ những sáng kiến kinh nghiệm đó, bà Thêm đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao liên quan đến lĩnh vực cải cách hành chính.

11.jpg

Bà Thêm cho biết: Những năm trước, đa số người dân muốn giải quyết thủ tục hành chính phải đến trụ sở UBND xã vào giờ hành chính, khi đi mang theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp liên quan đến người thực hiện. Khi thực hiện thủ tục phải điền thông tin vào bản giấy do cán bộ hướng dẫn. Từ năm 2023, nhờ đẩy mạnh mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn xã, người dân hiểu biết về lợi ích của dịch vụ công trực tuyến, tin tưởng và thực hiện. Mô hình giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nhờ đó, hiệu quả công việc đạt cao, người dân hài lòng.

Những năm qua, xã Sơn Hà thực hiện nghiêm và hiệu quả các quy định về chính sách, pháp luật, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, hiện đại hóa nền hành chính. Chỉ tính trong năm 2023, UBND xã đã ban hành 16 văn bản thực hiện đăng ký cắt giảm 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hóa nền hành chính thông qua sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành (Office), phần mềm một cửa điện tử (Igate) và tuyên truyền, triển khai đăng ký hộ tịch trực tuyến…

12.jpg

Bà Đỗ Hương Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hà cho biết: “Chìa khóa” để thực hiện hiệu quả cải cách hành chính của xã bắt đầu từ sự chủ động, tâm huyết của chính cán bộ, công chức xã. Cán bộ, công chức xã luôn đồng hành, nhiệt tình hỗ trợ người dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

Đặc biệt, đối với người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn, ít tiếp xúc với máy tính, điện thoại thông minh, không thành thạo các thao tác về tin học thì chúng tôi hướng dẫn chi tiết

Bà Đỗ Hương Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hà

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw