Kiểm tra tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Văn Bàn

Chiều 10/5, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư công (gồm các chương trình mục tiêu quốc gia) năm 2023 trên địa bàn huyện Văn Bàn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VB7.JPG
Quang cảnh buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Hồng Phương, Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn đã báo cáo với đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Đoàn công tác của tỉnh tình hình thực hiện các dự án đầu tư công (gồm các chương trình mục tiêu quốc gia) trên địa bàn huyện năm 2023.

VB3.JPG
Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn - Vũ Hồng Phương báo cáo tại buổi làm việc.

Đối với công tác quy hoạch, hiện nay, huyện Văn Bàn đang triển khai thực hiện 41 đồ án quy hoạch (trong đó có 21 đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới phê duyệt trước đây đã hết thời hạn, cần phải điều chỉnh lại để phù hợp với các tiêu chí trong giai đoạn mới và nông thôn mới nâng cao).

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư, về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2023, huyện Văn Bàn được giao 7 danh mục công trình khởi công mới, đến nay đã phê duyệt đầu tư 2 công trình, 5 công trình đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Về các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, năm 2023, huyện Văn Bàn được giao 44 danh mục công trình khởi công mới, gồm 34 tuyến đường giao thông nông thôn; 4 công trình trường học; 1 dự án hỗ trợ nhà ở; 1 dự án hỗ trợ đất sản xuất; 1 công trình cấp nước sinh hoạt; 1 nhà văn hóa; 2 dự án sắp xếp dân cư. Đến nay, huyện đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư được 36 công trình, còn lại 8 công trình đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

VB2.JPG
Đồng chí Vũ Xuân Cường kiểm tra việc triển khai thi công công trình Trường Mầm non Võ Lao.

Đối với tiến độ thực hiện dự án, về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong số 62 dự án (có 55 dự án chuyển tiếp từ năm 2022 để tiếp tục thực hiện), từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với 55/55 dự án chuyển tiếp; thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế đối với 3 dự án; điều chỉnh 4 dự án do tăng tổng mức đầu tư; đã tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với 23 gói thầu.

Về các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, hiện cơ bản các công trình đường giao thông nông thôn đã đổ bê tông xi măng mặt đường, đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để bàn giao theo quy định.

VB8.JPG
Kiểm tra tiến độ thi công công trình Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nậm Dạng.

Đối với công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư, năm 2023, huyện Văn Bàn được giao tổng nguồn vốn đầu tư công thực hiện hơn 299 tỷ đồng; lũy kế từ đầu năm đến ngày báo cáo đã giải ngân được 87,6 tỷ đồng, đạt 29,28% so với kế hoạch. Huyện Văn Bàn đăng ký kết thúc quý II, tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 50% so với kế hoạch; kết thúc quý III đạt tối thiểu 70% so với kế hoạch và kết thúc ngày 31/11/2023, đạt 100% so với kế hoạch.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án đầu tư, huyện Văn Bàn đề xuất, kiến nghị với tỉnh một số nội dung. Đó là, đề nghị UBND tỉnh xem xét, báo cáo HĐND tỉnh điều chỉnh tăng chi phí lập đồ án quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn.

UBND tỉnh xem xét về cơ chế hỗ trợ Nhân dân kinh phí thực hiện chỉnh lý biến động đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi người dân hiến đất để đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Văn Bàn.

UBND tỉnh xem xét ban hành quy định về mẫu thiết kế điển hình đường giao thông nông thôn thực hiện theo cơ chế đặc thù, làm cơ sở thực hiện các danh mục công trình còn lại chưa khởi công; hướng dẫn bổ sung, tăng cường kết cấu đường, lắp đặt biển báo, gia cố rãnh thoát nước đối với các công trình đã thi công xong nhưng chưa được nghiệm thu, bàn giao.

UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh chi phí hỗ trợ cho phù hợp thực tế đối với chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí đào nền đường mở mới có khối lượng đá dưới 500 m3; sử dụng ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện xây dựng hệ thống biển báo hiệu, biển tên công trình, gia cố rãnh thoát nước dọc, móng đường để giảm áp lực cho ngân sách địa phương trong điều kiện còn nhiều khó khăn.

Đề nghị UBND tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể làm căn cứ triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

VB10.JPG
Đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại buổi làm việc.

Đề nghị UBND tỉnh xem xét, sớm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một số dự án theo nội dung Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 13/4/2023 của UBND huyện Văn Bàn gửi UBND tỉnh đề nghị điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2023; UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có ý kiến về phương án xử lý thu gom quặng sắt tại Dự án đường kết nối Tỉnh lộ 151 (Võ Lao, huyện Văn Bàn) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên); UBND tỉnh xem xét ban hành quy định về trình tự, thủ tục nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác công trình đường giao thông nông thôn thực hiện theo cơ chế đặc thù của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tại buổi làm việc, huyện Văn Bàn cũng báo cáo tình hình thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc, huyện Văn Bàn đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng sớm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để làm căn cứ triển khai; đề nghị Bộ Giao thông vận tải có ý kiến về phạm vi ranh giới giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định, lãnh đạo huyện rất sát sao đối với công tác triển khai, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư đạt cao so với bình quân chung của tỉnh. Đồng chí đánh giá cao quyết tâm của địa phương khi đăng ký đến ngày 31/11/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt 100% so với kế hoạch.

vb11.JPG
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Vũ Xuân Cường cho rằng, những vướng mắc, khó khăn từ quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án đầu tư xuất phát từ cơ chế, chính sách và rất thực tế, do vậy, các sở, ngành cần chủ động phối hợp với địa phương để báo cáo với tỉnh xem xét, tháo gỡ, giải quyết kịp thời.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị huyện cần quan tâm quy hoạch tổng mặt bằng và quy hoạch sử dụng đất từng dự án.

Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị tổng hợp những kiến nghị, đề xuất thành báo cáo gửi HĐND tỉnh, UBND tỉnh để xem xét, giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Dông lốc làm 151 nhà dân bị tốc mái

Đêm 17/4, rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông lốc cục bộ ở một số địa phương gây thiệt hại về tài sản, hoa màu và nhà ở của người dân. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại do mưa dông gây ra là gần 3 tỷ đồng.

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Nghiêm cấm hành vi dàn xếp, thông thầu các dự án giao thông

Ngày 17/4, Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu các cục, vụ, viện, Ban Quản lý dự án, Tổng công ty, Sở Giao thông vận tải các địa phương,... có giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ quy định.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới

Để ổn định thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án can thiệp. Đáng chú ý, đối với thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ khẩn trương thực hiện tăng cung để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá trong nước so với giá thế giới.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

fb yt zl tw