Không dàn trải nguồn lực trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân

Chiều 29/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế, một số bộ, ngành liên quan, các chuyên gia về dự thảo Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).

Không dàn trải nguồn lực trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải bao trùm, toàn diện, không dừng ở mức độ khám, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Chiến lược nhằm cụ thể hoá các nghị quyết của Trung ương về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vì vậy, quan trọng nhất là phải đưa ra lộ trình, giải pháp thực hiện, "bao nhiêu vấn đề đã được thể chế hoá", còn những điểm cần tiếp tục tháo gỡ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chiến lược phải có tầm nhìn, dự báo dài hạn, bao trùm, toàn diện mọi ngành, lĩnh vực liên quan đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Mặt khác, Bộ Y tế cần xác định mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2025, "việc gì cần ưu tiên, dự án nào triển khai trước, không dàn trải nguồn lực".

"Mục tiêu là chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân một cách toàn diện, không dừng ở mức độ khám, chữa bệnh", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng lưu ý, các mục tiêu đề ra trong dự thảo Chiến lược phải được cụ thể hoá thành các dự án khả thi.

Phân tích về vai trò của Bảo hiểm xã hội Việt Nam rất quan trọng đối với việc bảo đảm nguồn lực thực hiện, Phó Thủ tướng nhấn mạnh dự thảo Chiến lược không gói gọn các mục tiêu, giải pháp thực hiện trong lĩnh vực y tế mà đi kèm với việc đổi mới chính sách bảo hiểm y tế, đẩy mạnh tự chủ bệnh viện, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ, kỹ thuật y tế, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa y tế công lập và y tế tư nhân.

Không dàn trải nguồn lực trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ảnh 2
Chiến lược dành ưu tiên cao nhất cho việc đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, “chìa khóa” để thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, mục tiêu chung của dự thảo Chiến lược nhằm hướng đến đích người dân được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng và sức khỏe tốt nhất với một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về nâng cao sức khoẻ nhân dân; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh; công tác dân số và phát triển; phát triển nhân lực y tế; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển sản xuất, cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế.

Bên cạnh đó là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; đổi mới tài chính y tế và bảo hiểm y tế; phát triển y tế gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh; tăng cường phối hợp liên ngành, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và truyền thông cung cấp thông tin y tế; hoàn thiện hệ thống thể chế, tăng cường quản lý nhà nước về y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, so với Chiến lược giai đoạn 2011-2020, dự thảo Chiến lược giai đoạn này có một số điểm mới, đột phá.

Theo đó, nội dung nâng cao sức khỏe được đưa thành mục riêng và đầu tiên trong các nhiệm vụ chuyên môn của chiến lược; đề cập đầy đủ, toàn diện hơn đến các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: Môi trường, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, y tế học đường…

Chiến lược dành ưu tiên cao nhất cho việc đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, "chìa khóa" để thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế.

Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua tăng cường quản trị bệnh viện công, đổi mới phương thức thanh toán dịch vụ y tế, sử dụng hợp lý thuốc, trang thiết bị y tế; tăng cường các cơ chế giám sát quản lý và trách nhiệm giải trình; từng bước thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh; kết hợp du lịch với y tế, chăm sóc sức khỏe.

Hệ thống khám bệnh, chữa bệnh phải được nâng cao năng lực để chuẩn bị và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh về cơ sở hạ tầng và các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là hồi sức tích cực; tập trung mở rộng hoạt động khám chữa bệnh từ xa.

Công tác dân số được đổi mới theo hướng giải quyết toàn diện và đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số.

Công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề y khoa chú trọng tới năng lực thực hành, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, dự thảo Chiến lược yêu cầu đổi mới cơ chế phân phối, cơ chế mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh chuyển đổi số y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phòng bệnh, khám chữa bệnh; mở rộng phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế cho các dịch vụ ngoại trú tại y tế tuyến xã, phường, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng, tại nhà…

Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những người đi về phía ngàn xưa

Những người đi về phía ngàn xưa

Thời gian như bóng câu buông ngoài cửa sổ, thoắt cái đã 1 ngày, 1 năm rồi cả chục năm, nhưng với những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm của Bảo tàng tỉnh Lào Cai thì thời gian thật kỳ lạ. Có khi hôm nay đang là của ngàn năm trước, nhưng cũng có khi ngày mai chỉ là của mấy mươi năm trước. Nhịp thời gian với họ là thức, ngủ cùng các tư liệu, hiện vật với niên đại, thời gian khác nhau. Công việc là những hành trình đi về phía ngàn xưa.

Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Lào Cai: Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Sáng 30/11, tại Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức trao giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 Phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Cảnh báo dịch bệnh khi giao mùa

Cảnh báo dịch bệnh khi giao mùa

Chỉ riêng bệnh cúm, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước có gần 265.000 ca mắc, trong đó số tử vong tăng cao kỷ lục so với cùng kỳ năm ngoái.

Tích cực đối thoại về xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội

Tích cực đối thoại về xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội

Gần hai tháng qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai các hội nghị đối thoại về công tác xây dựng các văn bản quy định chi tiết thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Chương trình triển khai tại 21 tỉnh, thành phố nhằm truyền thông các điểm mới, đồng thời ghi nhận những ý kiến đóng góp để xây dựng các dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đảm bảo môi trường thời điểm giao mùa

Đảm bảo môi trường thời điểm giao mùa

Khi mùa đông đến, nền nhiệt thấp, không khí khô hanh, ít ánh sáng, ít mưa gió, khiến bụi bẩn ô nhiễm bị đọng lại trong không khí. Do đó, để phòng tránh ô nhiễm không khí vào thời điểm giao mùa, các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

Huy động sức mạnh nhân dân trong bảo vệ an ninh nông thôn

Huy động sức mạnh nhân dân trong bảo vệ an ninh nông thôn

Những người nông dân không chỉ cần cù sản xuất trên đồng ruộng làm giàu cho gia đình, quê hương mà còn là những “cột mốc sống”, “mắt thần”, là những tấm gương sáng về tinh thần, trách nhiệm trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), là hạt nhân gắn bó với cộng đồng, giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở.

fbytzltw