Đảm bảo môi trường thời điểm giao mùa

Khi mùa đông đến, nền nhiệt thấp, không khí khô hanh, ít ánh sáng, ít mưa gió, khiến bụi bẩn ô nhiễm bị đọng lại trong không khí. Do đó, để phòng tránh ô nhiễm không khí vào thời điểm giao mùa, các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

mt-1.jpg

Theo nhận định của chuyên gia, chất lượng không khí tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, như gió, hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và ánh nắng mặt trời. Vào mùa hè, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, mưa nhiều, kèm theo gió mạnh, vì thế các chất ô nhiễm phát tán nhanh hơn, từ đó nồng độ ô nhiễm trong không khí giảm. Ngược lại, khi mùa đông đến, nền nhiệt thấp, không khí khô hanh, ít ánh sáng, ít mưa gió, khiến bụi bẩn ô nhiễm bị đọng lại trong không khí. Do đó, để phòng tránh ô nhiễm không khí vào thời điểm giao mùa, các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

Ông Lưu Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục Môi trường tỉnh cho biết: Đơn vị đã chỉ đạo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tổ chức quan trắc, lấy mẫu môi trường không khí tại các điểm, vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, như khu vực khai thác, chế biến khoáng sản tập trung, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng; theo dõi chất lượng môi trường không khí thông qua hệ thống quan trắc tự động liên tục khí thải, khi có các thông số vượt quy chuẩn, kịp thời thông báo cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.

Theo kết quả đánh giá của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường, hiện nay, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh vẫn trong tầm kiểm soát; tại một số nơi, một số thời điểm có thông số bụi vượt quy chuẩn tức thời do lưu lượng xe tải vận chuyển lớn qua các dự án, công trình…

Tại xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng (nơi đang triển khai dự án xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao tiêu chí về đô thị trong xây dựng nông thôn mới), những ngày qua, có nhiều xe ô tô tải chở đất, đá qua các khu dân cư, khiến bụi và bùn đất tràn ra đường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ông Phạm Minh Bắc, Chủ tịch UBND xã Gia Phú cho biết: Trước tình trạng trên, chính quyền đã phối hợp với đơn vị thi công nhanh chóng đưa ra phương án để xử lý bụi, bẩn trong các khu dân cư. Giải pháp hữu hiệu nhất đó là tăng cường xe tưới nước phun, rửa đường liên tục để tránh bụi và làm sạch đường ngay sau những đợt xe chở đất, đá chạy qua.

Khu Công nghiệp Tằng Loỏng (Bảo Thắng) được đánh giá là nơi tiểm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, thời điểm này cũng được triển khai nghiêm việc đo thông số về môi trường và bụi.

Trong khu công nghiệp có 12 đơn vị, doanh nghiệp có nguồn xả thải lớn đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, với 24 trạm truyền dữ liệu liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường.

mt-2.jpg

Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem Lào Cai có nhà máy sản xuất phân bón DAP, công suất 330.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng. Để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính vào môi trường, từ năm 2017, công ty đã thử nghiệm và sử dụng dầu điều là nguồn nguyên liệu thứ 2, thay thế cho dầu FO.

Cùng với đó, công ty áp dụng và duy trì hiệu quả hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) giúp tối ưu hóa quá trình quản lý và xử lý chất thải.

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc công ty cho biết: Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, bao gồm các trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống lưu chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại.

Đặc biệt, hệ thống quan trắc tự động khí thải giúp giám sát chặt chẽ lượng khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất. Ngoài ra, công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, đảm bảo tất cả các loại chất thải đều được thu gom và xử lý theo đúng quy trình.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm chủ yếu tại Việt Nam là ô nhiễm bụi mịn PM2.5. Loại bụi này có kích thước siêu nhỏ, rất dễ thâm nhập vào cơ thể con người và thường được sản sinh do quá trình tham gia giao thông, từ các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, đốt gỗ, đốt rác…

mt-3.jpg

Nhằm quan trắc tốt hơn về môi trường và đảm bảo các tiêu chí môi trường không ảnh hưởng quá lớn tới người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch số 2826 về “rà soát việc khắc phục các tồn tại trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và thực hiện các nội dung giấy phép môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh”. Đồng thời, tiếp tục yêu cầu các cơ sở thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục khí thải thực hiện việc lắp đặt và kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định, nhất là các cơ sở sản xuất trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng.

“Hiện nay, ngoài 12 đơn vị đã hoàn thiện, có Công ty TNHH Phốt pho vàng Việt Nam, Công ty Cổ phần Đông Nam Á Lào Cai đã lắp đặt và đang trong quá trình hiệu chuẩn thiết bị để thực hiện kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường”

Ông Lưu Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục Môi trường Lào Cai

Trước nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường thời điểm giao mùa, UBND tỉnh cũng đã có văn bản số 4884/UBND-TNMT về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong thời gian giao mùa. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành tăng tần suất quan trắc môi trường không khí tại các khu vực, điểm nóng về môi trường trên địa bàn tỉnh; vận hành liên tục, ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, đảm bảo số liệu truyền, kết nối theo quy định về Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường liên tục, không bị gián đoạn. Thực hiện việc tính toán, công bố chỉ số chất lượng không khí xung quanh (AQI), kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; chia sẻ kết quả quan trắc với các cơ quan chuyên môn, báo chí để theo dõi, tiếp cận, đưa tin; khuyến cáo người dân áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt với nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời từ 5 - 7 giờ và 14 - 19 giờ hằng ngày.

mt-4.jpg

Các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, vận động người dân tích cực hưởng ứng bảo vệ môi trường không khí thông qua thực hiện các hoạt động, như: không đốt rác thải tự phát; không sử dụng bếp than tổ ong hoặc các nhiên liệu than cấp thấp; có giải pháp tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đích phù hợp; hạn chế việc đốt hương, vàng mã trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; tham gia lưu thông bằng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, ưu tiên sử dụng các loại phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo, điện, góp phần giảm phát thải ô nhiễm môi trường không khí.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw