Khi người đàn ông trưởng thành

LCĐT - Năm 2013, nghi lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, cộng đồng người Dao ở Lào Cai vẫn tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ cấp sắc.

Thực hiện các nghi lễ trong lễ cấp sắc.
Thực hiện các nghi lễ trong lễ cấp sắc.
Thực hiện các nghi lễ trong lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ trưởng thành) là nghi lễ bắt buộc không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng người Dao. Theo quan niệm của người Dao, người được làm cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, trải qua lễ cấp sắc, người đó có thể trở thành thầy (thầy cấp sắc, thầy dạy chữ…) và được mọi người kính trọng. Nam giới từ 10 tuổi trở lên được cấp sắc mới có “tên âm” để sau này về với tổ tiên.

Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng trong đời sống của người Dao
Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng trong đời sống của người Dao

Lễ cấp sắc còn gọi là lễ “quá tăng” (treo đèn), thường trong đời chỉ tổ chức 1 lần, nhưng nếu ai muốn trở thành thầy cúng thì cần thăng cấp nhiều hơn, làm nhiều lần, từ 3 đèn, 7 đèn đến 12 đèn. Lễ cấp sắc thường được tổ chức kết hợp với lễ tế Bàn vương (lễ tạ ơn tổ tiên - chấu đàng), lễ này đặc trưng cho lễ tế tổ của người Dao. Cấp độ cao nhất của thầy nhất thiết phải làm lễ “Tẩu Slai” (độ giới) để treo thêm đèn, treo 12 đèn là cấp bậc cao nhất của người làm thầy.

Thục tục cấp quân binh trong thực hành nghi lễ cấp sắc.
Thục tục cấp quân binh trong thực hành nghi lễ cấp sắc.

Thông qua nghi lễ cấp sắc phản ánh được bản sắc văn hóa tộc người, người Dao biết ơn tổ tiên, cha ông, nguồn cội, đồng thời phản ánh được triết lý nhân sinh quan, vũ trụ quan, phản ánh được lịch sử xã hội... Toàn bộ lễ cấp sắc là một hành trình do thầy hướng dẫn các học trò từ học đạo đức, giáo lý, học cách làm người, làm thầy để cứu nhân độ thế. Sau khi học trò đã tinh thông giáo lý, các thầy lại đưa các trò vào hành trình đi tìm đạo bằng cách dạy trò múa rùa, múa dâng hương, múa thẻ lệnh. Quá trình cấp sắc diễn ra tại sàn gỗ trước cửa nhà cấp sắc. Kết thúc lễ cấp sắc, các học trò tu thành chính quả, song toàn cả văn và võ, hiểu được triết lý trong cuộc sống, làm người tốt, giúp đỡ cộng đồng. Học trò cấp sắc trải qua bước này trở thành thầy cao tay nhất, thể hiện việc trao truyền, bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.

Màn trình diễn độc đáo mang bản sắc riêng của dân tộc Dao đỏ trong nghi lễ cấp sắc.
Màn trình diễn độc đáo mang bản sắc riêng của dân tộc Dao đỏ trong nghi lễ cấp sắc.

Thông qua lễ cấp sắc, các trò được các thầy truyền dạy học điều hay, lẽ phải, dạy học trò các bài múa kiếm, múa giao quân, múa thu quân, múa rùa, múa thẻ lệnh, múa dâng hương... đồng thời phản ánh nghề và nghệ thuật treo tranh thờ trong nghi lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc kết hợp sử dụng các đạo nhạc cụ làm nhạc nền để trình diễn, hòa tấu nhạc chiêng, kèn, nạo bạt cho các bài khấn, bài cúng, hát của thầy, đồng thời có vai trò làm nhịp dẫn cho các bài, điệu múa nghi lễ diễn tả cảnh linh thiêng, huyền bí. Lễ cấp sắc còn là dịp để các học trò thi trình diễn trang phục truyền thống, tạo nên sắc thái văn hóa đặc trưng.

Cũng thông qua lễ cấp sắc, hình thức tạo hình, nghệ thuật tranh cắt giấy được trang trí trong khung nhà cấp sắc với những mẫu hoa văn hình lá liễu, hoa văn hình mặt trời, hoa văn hình mào gà, hoa văn hình con ba ba... đều mô phỏng thế giới hiện hữu trong tự nhiên và nhân sinh quan của người Dao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

fb yt zl tw