Khi chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. WHO khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Việc công bố hết dịch theo quy định của pháp luật, thẩm quyền quyết định chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B thuộc Bộ Y tế.

2.png

Trong hơn 2 năm qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ý thức, trách nhiệm của người dân. Tại Lào Cai, từ đầu năm 2023 đến nay, số ca mắc Covid-19 đã giảm 68,2 lần so với cùng kỳ năm 2022, không ghi nhận trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 5/2023, toàn tỉnh ghi nhận 1.585 ca mắc, giảm 164 ca so với trung bình số mắc trong tháng 5 giai đoạn 2020 - 2022, các trường hợp đa số ở thể nhẹ. Tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh cũng đạt cao, hầu hết các mũi tiêm đạt trên 95%, có những mũi tiêm đạt 99%, duy nhất mũi 3 dành cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt xấp xỉ 80% do đang thiếu vắc-xin trên cả nước.

6.png

Ông Lục Hậu Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, việc chuyển bệnh Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B là phù hợp.

Tình trạng Covid-19 sẽ không còn khẩn cấp như thời gian trước, thay vào đó sẽ có biện pháp quản lý bền vững, lâu dài như các bệnh truyền nhiễm khác. “Tuy nhiên, chúng ta không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với tình hình dịch bệnh” - Phó Giám đốc Sở Y tế Lục Hậu Giang nhấn mạnh.

5.png

Theo khuyến cáo của ngành y tế, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, như thực hiện 2K (khẩu trang - khử khuẩn); khuyến khích người dân đeo khẩu trang tại nơi đông người, tại bệnh viện, trên các phương tiện giao thông công cộng. Người dân nên thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trong ít nhất 30 giây; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, khăn giấy; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

7.png

Bên cạnh đó, người dân hãy nâng cao sức khỏe bằng các biện pháp như giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh; có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý; tăng cường thông khí, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, trường học, nơi làm việc; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở). Đặc biệt, người dân cần tiêm vắc-xin phòng Covid-19 theo đúng chỉ định và đúng hướng dẫn của cơ quan y tế...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw