Khát vọng làm giàu nơi vùng đất khó

Một lần có dịp ghé qua xã Nàn Sán (huyện Si Ma Cai), được người dân giới thiệu về loại chuối tiêu “ngon nhất Lào Cai”, tôi tò mò muốn tìm hiểu chủ nhân của trái cây này. Khi thưởng thức loại quả dân dã ấy, cảm nhận của tôi là hương vị của nó rất đặc biệt, ngọt đậm, thơm nồng.

Tôi cũng được biết, đây là giống chuối tiêu bản địa được trồng từ xa xưa trên đất Nàn Sán, nhưng khác biệt ở chỗ, anh nông dân Cư Seo Phường ở thôn biên giới Sảng Chải đã duy trì và mở rộng diện tích, biến thứ quả ấy thành nông sản hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.

Sau những lần thất bại

Xã Nàn Sán giáp với thị trấn Si Ma Cai, xã Quan Hồ Thẩn (huyện Si Ma Cai), xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương) và giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Xã có 8 thôn, tập trung chủ yếu đồng bào Nùng và Mông sinh sống, trong đó thôn Sảng Chải chủ yếu là người Mông. Không có vị trí địa lý thuận lợi, lại không được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện để phát triển nông nghiệp, cũng như nhiều hộ nông dân khác trong thôn, anh Cư Seo Phường từng lựa chọn mô hình nuôi trâu, nuôi lợn để phát triển kinh tế gia đình. Thế nhưng, biến cố liên tiếp ập đến...

7_20231121_230058_0004.jpg

Anh Phường nhớ lại thời điểm năm 2017 mà trong lòng vẫn còn nặng trĩu. Vợ chồng anh tích cóp được chút vốn và quyết định đầu tư nuôi lợn. Đàn lợn 30 con đang chuẩn bị đến thời điểm bán thì mắc dịch bệnh chết hết khiến gia đình thiệt hại gần 200 triệu đồng. Đến năm 2019, 3 con trâu của gia đình cũng bị bệnh chết, kinh tế một lần nữa lại chồng chất khó khăn.

4_20231121_230058_0001.jpg

Anh Phường tâm sự: Trước đây, tôi từng xa quê hương đi làm thuê nơi xứ người, vất vả, cực nhọc mong đem được tiền về xây dựng ngôi nhà, có chút vốn gây dựng kinh tế gia đình nhưng thất bại hết lần này đến lần khác. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ chẳng lẽ đất Sảng Chải rộng như vậy mà tôi không thể tận dụng để phát triển nông nghiệp?

Vì câu hỏi ấy, suốt nhiều năm anh đau đáu tìm giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng đất cằn cỗi Sảng Chải. Có điện thoại thông minh kết nối internet với thế giới rộng lớn, cơ hội đã đến với anh sau những lần thất bại kia.

Làm giàu trên mảnh đất quê hương

Anh Phường nhìn thấy tiềm năng bãi bồi ven sông Chảy, lại đọc báo, tìm hiểu qua mạng internet biết nhiều mô hình trồng chuối ven sông hiệu quả. Không lựa chọn giống chuối mô hoặc một số loại chuối ngự, chuối tây năng suất, tháng 3/2020, anh đưa giống chuối tiêu địa phương trồng ở đây và trong vườn nhà với diện tích 0,5 ha.

6_20231121_230058_0003.jpg

Lý do anh chọn giống chuối tiêu địa phương trồng ven sông Chảy là bởi đặc tính của loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, không mất thời gian thử nghiệm. Năng suất có thể không bằng những loại giống mới, chuối mô nhưng chất lượng quả chuối thơm ngon, giàu vitamin, nhiều dinh dưỡng. Chuối tiêu giống địa phương Sảng Chải có vị ngọt đặc biệt. Điều thuận lợi khác khi lựa chọn giống chuối tiêu bản địa là kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không mất tiền mua giống, anh có thể tự nhân giống từ gốc chuối có sẵn trong vườn nhà.

Vụ thu hoạch chuối nối tiếp thuận lợi, không cần đau đầu tìm đầu ra vì chất lượng quả chuối thơm ngon, gia đình anh Phường thậm chí không có đủ chuối bán. Người này truyền tai người kia, chuối tiêu Sảng Chải trở thành đặc sản nhiều khách hàng muốn thưởng thức.

5_20231121_230058_0002.jpg

Qua một bài báo, anh Phường biết đến mô hình trồng xoài hạt lép. Đọc kỹ thấy thổ nhưỡng ở Sảng Chải có thể phù hợp để cây xoài hạt lép phát triển. Lên mạng tìm hiểu kỹ về giống xoài này và địa chỉ bán cây giống uy tín, năm 2020, anh đặt 100 cây xoài giống hạt lép trồng thử ven sông Chảy. Cây xoài phù hợp với các điều kiện ở Sảng Chải, cho vụ quả đầu tiên chất lượng, tiêu thụ tốt tại địa phương. Anh dự định mở rộng diện tích xoài hạt lép.

Bên cạnh trồng chuối, trồng xoài, gia đình anh Cư Seo Phường vẫn duy trì nuôi 2 con trâu, 2 con bò, 20 con lợn, 500 con gà bản địa, thu nhập bình quân đạt 200 triệu đồng/năm. Không phải đi làm thuê xa xôi, ở trên chính quê hương mình, gần vợ, gần con, anh vẫn có nguồn thu ổn định, cuộc sống ngày càng tốt lên. Năm 2022, vợ chồng anh xây được căn nhà 2 tầng khang trang trên mảnh đất mặt đường.

12_20231121_230058_0005.jpg

Sau thời gian lao động vất vả, phút thư giãn hiếm hoi trong ngày, anh Phường lại lên mạng tìm hiểu cách chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn, đàn trâu hoặc tìm hiểu kỹ thuật trồng một số cây trồng mới. Nhờ chăm chỉ học hỏi, ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, những biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng hiệu quả trên chính mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh, đàn lợn ít bị bệnh, vườn cây ăn quả cho năng suất ổn định.

Là đảng viên, anh Cư Seo Phường luôn gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp các hộ khác thoát nghèo.

13_20231121_230058_0006.jpg

Anh Phường chia sẻ: Thôn Sảng Chải có 180 hộ, chủ yếu mọi người đi làm xa, rất ít mô hình phát triển kinh tế hộ. Tôi mong các hộ khác tìm được giống cây, con phù hợp, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, không phải vất vả, bôn ba nơi đất khách quê người.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

fb yt zl tw