Khánh thành Nhà máy Gang thép Lào Cai

LCĐT- Sáng nay (21/9), Công ty Liên doanh Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM) tổ chức khánh thành Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại lễ khánh thành.

Dự lễ khánh thành còn có lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.

Về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh ủy; Sùng Chúng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Doãn Văn Hưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Văn Cường, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai cắt băng khánh thành nhà máy.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai                 cắt băng khánh thành nhà máy.

Dự án Nhà máy Gang thép Lào Cai khởi công xây dựng vào tháng 4/2011. Đây là dự án sản xuất công nghiệp cấp Trung ương quản lý, do liên doanh Tập đoàn Gang thép Côn Gang (Trung Quốc) và Tổng công ty Thép Việt Nam đầu tư với tổng vốn 337 triệu USD (trong đó phía Trung Quốc góp 45%).

Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn I có công suất thiết kế 500.000 tấn gang/năm và xưởng luyện phôi thép với công suất 500.000 tấn/năm. Giai đoạn II sẽ nâng công suất lên gấp 2 lần với việc xây dựng thêm một dây chuyền cán thép và mở rộng mặt bằng xây dựng nhà máy theo quy hoạch.

Nhà máy Gang thép Lào Cai sẽ sản xuất khối lượng sản phẩm công nghiệp có trị giá 7.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 700 tỷ đồng/năm. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là quặng sắt khai thác tại mỏ Quý Xa (Văn Bàn) với tổng trữ lượng 120 triệu tấn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Lao động hạng Ba cho VTM.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Lao động hạng Ba cho VTM.

Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật tầm quan trọng của dự án và khẳng định đây là công trình hợp tác hiệu quả giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với Tập đoàn Gang thép Côn Gang Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực của các bên liên doanh trong thời gian qua, chỉ sau 3 năm xây dựng,  nhà máy đã đi vào sản xuất, tạo khối lượng sản phẩm vượt công suất thiết kế.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, đây mới là kết quả bước đầu của quá trình hợp tác và nhà máy cần quản lý và tổ chức tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Nhà máy Gang thép Lào Cai là công trình hợp tác tiêu biểu, củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty Liên doanh Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM) và trồng cây lưu niệm tại Nhà máy Gang thép Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

fb yt zl tw