Khẩn trương kiểm soát, không để dịch bệnh Nhiệt thán lây lan trên diện rộng

Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước có 14 người mắc bệnh Nhiệt thán. Trên gia súc đã phát hiện 4 ổ dịch Nhiệt thán tại 2 tỉnh Hà Giang và Điện Biên. Đây là bệnh thuộc Danh mục bệnh phải công bố dịch, bệnh lây truyền giữa động vật và người, bệnh động vật cấm giết mổ và chữa bệnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cục Thú y đề nghị các địa phương liên quan khẩn trương tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ cao để phòng bệnh Nhiệt thán.
Cục Thú y đề nghị các địa phương liên quan khẩn trương tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ cao để phòng bệnh Nhiệt thán.

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có Công văn số 957/TY-DT gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng và Lào Cai về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Nhiệt thán.

Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước có 14 người mắc bệnh Nhiệt thán (còn gọi là bệnh Than) tại 2 tỉnh Hà Giang (1 ca) và Điện Biên (13 ca).

Trên gia súc đã phát hiện 4 ổ dịch Nhiệt thán tại 2 tỉnh Hà Giang (1 ổ dịch) và Điện Biên (3 ổ dịch). Đây là bệnh thuộc Danh mục bệnh phải công bố dịch, bệnh lây truyền giữa động vật và người, bệnh động vật cấm giết mổ và chữa bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu là do gia súc chưa được tiêm phòng vắc-xin Nhiệt thán; khi trâu, bò chết, người dân không khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương, tự ý giết mổ, ăn thịt, dẫn tới lây bệnh cho những người trực tiếp giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh.

Theo Cục Thú y, nguy cơ dịch bệnh Nhiệt thán tiếp tục xảy ra tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên và lây lan sang các tỉnh khác do buôn bán, vận chuyển, sử dụng gia súc, thịt gia súc bị bệnh trong thời gian tới là rất cao.

Do đó, để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn không để dịch bệnh Nhiệt thán lây lan trên diện rộng, giảm thiểu thấp nhất số người mắc bệnh và bảo vệ đàn vật nuôi, Cục Thú y đề nghị Giám đốc Sở NN&PTNT các tỉnh khẩn trương chỉ đạo tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y và Thông tư số 07 ngày 31/5/2016 của Bộ NN&PTNT.

Trong đó, chính quyền và cơ quan chuyên môn của địa phương trực tiếp tổ chức xử lý, tiêu hủy gia súc bệnh để không làm phát tán, lây lan dịch bệnh; thực hiện thường xuyên, liên tục biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh; lập trạm, chốt kiểm soát vận chuyển gia súc, thịt gia súc từ vùng dịch ra bên ngoài.

Đặc biệt, khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ cao ở những nơi người dân giết mổ gia súc bệnh, nơi người dân mua thịt gia súc nghi mắc bệnh về tiêu thụ.

Tuyên truyền cho người dân về dấu hiệu và tính chất nguy hiểm của bệnh Nhiệt thán, không tự ý vận chuyển, giết mổ gia súc, bán, cho, tặng, ăn thịt gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Đồng thời, khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương ngay khi phát hiện động vật có biểu hiện của bệnh; phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn tổ chức xử lý ổ dịch và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đặc biệt lưu ý, hướng dẫn người dân, người tham gia chống dịch, xử lý ổ dịch phải có dụng cụ bảo hộ cá nhân, phải áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không để bị nhiễm mầm bệnh Nhiệt thán (vì rất có thể mầm bệnh, nha bào Nhiệt thán đã phát tán trong môi trường, đất, nước tại những nơi có gia súc bệnh, nơi người dân giết mổ, sử dụng thịt gia súc bệnh).

Cục Thú y đề nghị các địa phương tham mưu cấp có thẩm quyền công bố dịch và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.

Tăng cường công tác giám sát lâm sàng phát hiện sớm để xử lý kịp thời ca mắc bệnh Nhiệt thán trên người, trên gia súc. Nếu phát hiện ra các trường hợp gia súc nghi ngờ mắc bệnh, cần lấy mẫu, gửi mẫu Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm. Loại mẫu gửi xét nghiệm vi khuẩn Nhiệt thán theo TCVN 8400-52:2022. Quy trình đóng gói và gửi mẫu tuân theo Hướng dẫn kèm theo Công văn số 2185/TY-KH ngày 31/12/2021 của Cục Thú y, đặc biệt lưu ý mẫu cần được đóng gói 3 lớp theo quy cách đóng gói chất lây nhiễm loại A.

Các địa phương báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh Nhiệt thán. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Thú y trong việc chia sẻ thông tin, điều tra ổ dịch, ngăn chặn tác nhân gây bệnh lây từ gia súc mắc bệnh sang người và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Cùng với đó, thành lập các đoàn công tác, phân công cán bộ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm đến trực tiếp các địa phương có dịch bệnh, có nguy cơ cao để phối hợp, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Nhiệt thán theo đúng quy định.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Cần thêm nguồn lực đầu tư cho vùng “lõi nghèo”

Gần 3 năm qua, việc phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả. Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo bình quân của 10 xã đạt 10,41%, vượt mục tiêu kế hoạch năm. Tuy nhiên, để các xã thực sự thoát khỏi vùng “lõi nghèo”, cần có thêm nhiều giải pháp nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm… giúp người dân tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Giảm nghèo ở “lõi nghèo”

Mặc dù xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh nhưng tỷ lệ giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 20 ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vẫn đạt và vượt kế hoạch.

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Bắc Hà: Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lê VH6 theo hướng công nghệ cao

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với UBND xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà) tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa tạo tán cho cây lê VH6 theo hướng công nghệ cao với sự tham gia của 30 hộ dân trồng lê ở thôn Lả Gì Thàng của xã.

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Si Ma Cai tổ chức 40 buổi tuyên truyền lưu động về phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân

Nâng cao kiến thức pháp luật về Luật Lâm nghiệp cho người dân, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tới Nhân dân.

Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Si Ma Cai: Tập trung giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm tăng tốc, quyết định đối với việc hoàn thành mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Si Ma Cai, giai đoạn 2021 - 2025. Ngay từ đầu năm, huyện đã phân tích những bất cập, hạn chế, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Hơn 50 dự án khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số Lào Cai được hỗ trợ từ mô hình "Vườn ươm doanh nghiệp"

Sáng 18/3, tại Sa Pa, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Tổ chức phi chính phủ Aide et Action (Pháp) tổ chức hội nghị tổng kết, chia sẻ kết quả vận hành Dự án “Vườn ươm doanh nghiệp" hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp.

Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Triển khai trồng rừng thay thế: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trồng rừng thay thế là chủ trương rất đúng nhằm trồng bù lại diện tích rừng bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu về môi trường, tỷ lệ che phủ của rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 (net zero).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Lào Cai trưng bày tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngày 15 - 17/3) không chỉ là nơi hội tụ của các đơn vị báo chí mà còn có sự góp mặt của 64 gian hàng sản phẩm đạt chuẩn OCOP đến từ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai đã trưng bày hơn 30 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan.

fb yt zl tw