Khám phá Sapa: Những điều cần biết khi kết nối với các dân tộc miền núi thân thiện của Việt Nam

Theo trang The Travel, Sapa và các dân tộc thiểu số sinh sống ở đây dường như là một thế giới riêng và là một trong những điểm đến hàng đầu để tham quan và khám phá tại Việt Nam.

Chuyên trang du lịch này đánh giá Việt Nam là một đất nước có vô số điều kỳ diệu và dường như có tất cả loại phong cảnh, từ những vịnh biển huyền bí (như Vịnh Hạ Long), những bãi biển nhiệt đới hoang sơ (như Phú Quốc), những khu chợ đêm nhộn nhịp, những ngôi làng miền núi và những cánh đồng lúa ngút ngàn. Và một trong nhiều địa điểm tuyệt vời để thưởng thức những phong cảnh này là thị trấn miền núi xa xôi phía bắc Sapa.

Sapa là một địa điểm du lịch nổi tiếng để ngắm nhìn những cánh đồng lúa và khám phá lối sống truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Du khách có thể nhìn thấy những khu rừng tre và một số cảnh quan đẹp như tranh vẽ đẹp nhất ở Đông Nam Á. Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời này, một điều thu hút khác là được gặp gỡ các nhóm thiểu số địa phương thân thiện kể về cuộc sống hàng ngày của họ trong một thế giới ít thay đổi qua hàng nghìn năm (ngay cả khi họ đã có xe máy, điện thoại, Wifi và một số máy cơ khí hỗ trợ nông nghiệp).

Tại sao nên đi bộ đường dài khám phá Sapa?

Sapa là thị trấn cửa ngõ chính của vùng (với dân số khoảng 60.000 người). Khu vực xung quanh Sapa nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên. Địa hình khu vực này rất ấn tượng với nhiều trầm tích và kết cấu của đá granit. Các thung lũng ở đây có mật độ dân cư đông đúc và các sườn núi canh tác ruộng bậc thang trên một vùng diện tích lớn.

Sapa có khung cảnh thiên nhiên và nhiều giá trị văn hóa bản địa tuyệt vời. Ảnh: Unsplash.

Ngoài các khu vực canh tác được, nhiều sườn núi ở đây rất dốc và không thể tiếp cận được. Sapa và khu vực lân cận được cho là một trong những nơi ấn tượng và đáng ghé thăm nhất khi tới Việt Nam.

Hầu hết các vùng đất ở đây đều cao hơn 1.000m so với mực nước biển và mặc dù là vùng nhiệt đới nhưng thời tiết vẫn có thể trở nên lạnh giá. Không có gì lạ khi những đám mây sà xuống xung quanh thị trấn và làng mạc và mưa phùn thường xuyên diễn ra. Vì vậy, trang The Travel khuyên du khách hãy mang theo một số quần áo ấm dù lúc đó Thủ đô Hà Nội có nóng đến mức nào. Thị trấn chính của Sapa ở độ cao 1.500m và thậm chí có thể có tuyết trong mùa đông. Có 160 ngày sương mù hàng năm nên du khách tới đây có thể gặp khung cảnh bầu trời trong xanh thắp sáng các thung lũng hoặc họ có thể được chào đón trong những ngày sương mù khiến thung lũng trở nên bí ẩn và xa lạ.

Nằm ở cực bắc của Việt Nam, Sapa cũng là nơi có đỉnh núi cao nhất của Việt Nam - Fan Si Pan - cao tới 3.143m so với mực nước biển.

Sapa - Ngôi nhà của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam

Các dân tộc thiểu số truyền thống sống ở vùng núi và thung lũng xung quanh Sapa bao gồm người Hmong, Dao, Giáy, Xá Phó và Tày. Trong số này, các nhóm dân tộc thiểu số chính là người Hmông (52%) và người Dao (25%). Lương thực thường thấy tại đây là gạo và ngô.

Khi tới đây, du khách vẫn có thể thấy người dân, cùng với trâu nước của họ, chăm sóc các thửa ruộng bậc thang, giống như họ đã làm hàng ngàn năm nay. Khi khám phá Sapa, khách du lịch được dẫn theo nhóm đi dọc theo những con đường mòn xuyên núi qua các ngôi làng và cánh đồng của nông dân. Những người phụ nữ ở đây thường mặc trang phục truyền thống của họ và múa các điệu dân tộc chào mừng khách du lịch. Họ cũng làm nhiều đồ thủ công truyền thống (như vòng tay, hoa tai và quần áo) để bán.

Du lịch là một nguồn thu nhập cho người dân bản địa. Ảnh: The Travel.

Những điều cần biết về đi bộ đường dài tại Sapa

Du khách có thể chọn các tour trọn gói có hướng dẫn (không bao gồm đồ uống) được nhiều công ty du lịch ở Thủ đô Hà Nội cung cấp. Gói tour này bao gồm dịch vụ đón từ khách sạn bằng xe giường nằm và đi đến Sapa. Từ đó, du khách được hướng dẫn viên du lịch địa phương đón, sau đó hướng dẫn cả nhóm đi qua những con đường mòn trên núi đến một ngôi làng, nơi họ qua đêm trong nhà khách của làng. Chuyến đi bộ trong ngày thường là khoảng bốn giờ.

Chi phí cho một chuyến đi như vậy khoảng 25-40USD/người/ngày. Khách du lịch sẽ để lại phần lớn đồ đạc của họ trong một khách sạn ở Sapa và chỉ mang theo một chiếc túi trong ngày với những đồ dùng cần thiết cho một, hai hoặc ba ngày đi bộ trong các bản làng. Hai ngày đi bộ (và một đêm) nói chung là khoảng thời gian phù hợp để cảm nhận về thung lũng và đời sống địa phương.

Khách du lịch có thể chọn một chuyến đi có hướng dẫn hoặc tự mình khám phá. Nhưng nếu đây là lần đầu tiên, một chuyến tham quan có hướng dẫn viên có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Và dù trải nghiệm theo cách nào, Việt Nam vẫn là một điểm đến thân thiện tuyệt vời cho những lần đầu tiên đến thăm ở Đông Nam Á.

Báo điện tử Tổ quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFORGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFORGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Không gian xanh giữa lòng phố

Không gian xanh giữa lòng phố

Một ngày mới bắt đầu bằng nụ cười, bằng sự vận động và tinh thần tích cực, chan hòa cùng thiên nhiên, đó chính là điều mà công viên Đồng Tâm, phường Yên Bái mang lại mỗi buổi sớm.

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

fb yt zl tw