Bảo Yên là vùng đất hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Yên khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định 4 lĩnh vực đột phá, trong đó phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, lấy phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng làm trọng tâm.
Phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng là trọng tâm trong phát triển du lịch tại huyện Bảo Yên.
Trên địa bàn huyện Bảo Yên hiện có 3 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, 7 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đặc biệt, quần thể di tích đền Bảo Hà nằm ở vị trí cửa ngõ của tỉnh và huyện Bảo Yên theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo, hằng năm thu hút hơn 1 triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái.
Trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế của địa phương, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Bảo Yên xác định rõ mục tiêu là phấn đấu trở thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc. Để thực hiện được mục tiêu này, ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy Bảo Yên đã yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết số 11 ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 11 ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xây dựng Đề án “Phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc huyện Bảo Yên giai đoạn 2020 - 2025”.
Trao Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai công nhận điểm du lịch đền Bảo Hà và Quyết định công nhận Di tích lịch sử - văn hóa đền Làng Lúc, năm 2022. (ảnh: Trọng Điểm)
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bảo Yên lần thứ XXII, cụ thể là thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc huyện Bảo Yên giai đoạn 2020 - 2025”, đến hết năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Bảo Yên đã đạt hơn 1,2 triệu lượt, doanh thu từ dịch vụ, du lịch khoảng 780 tỷ đồng, trong đó có khoảng 98% doanh thu từ khách tham quan, chiêm bái tại các điểm du lịch tâm linh. Điều đó cho thấy, loại hình du lịch tâm linh đã đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của địa phương. Người dân được chủ động tham gia các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh như sắp lễ, bán hàng lưu niệm, tiêu thụ sản vật địa phương, dịch vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống.
Trưng bày sản phẩm nông nghiệp huyện Bảo Yên tại Lễ hội đền Bảo Hà.
Du lịch tâm linh đã tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ
Ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên khẳng định
Những kết quả đạt được bước đầu cho thấy việc xác lập mục tiêu xây dựng Bảo Yên trở thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc và của cả nước là hoàn toàn đúng. Vấn đề đặt ra là huyện Bảo Yên cần có những giải pháp để hiện thực hóa tối đa mục tiêu này. Trả lời cho câu hỏi này, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên Trần Trọng Thông cho rằng, trước hết cần nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án phát triển hạ tầng các khu, điểm di tích gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; chủ động đề xuất, báo cáo với tỉnh các chủ trương, chính sách ưu tiên đặc thù đối với phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng.
Cùng với đó, huy động nguồn lực và triển khai tốt công tác quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Trong đó, ưu tiên lập dự án xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa Đô; tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn, nhất là quần thể Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền Bảo Hà, đền Phúc Khánh, đồn Phố Ràng, khu căn cứ cách mạng Việt Tiến, đền Nghĩa Đô; tổ chức khảo sát, điều tra, phân loại, đánh giá, tổng hợp các nguồn tài nguyên du lịch để làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung xây dựng hồ sơ công nhận các di tích, danh thắng và bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện gắn với phát triển du lịch...
Xây dựng chuỗi hoạt động tín ngưỡng tâm linh trải dài trong năm; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, phát triển du lịch tâm linh gắn với tiếp tục đổi mới công tác quản lý các di tích và phát triển du lịch. Theo đó, huyện thành lập Ban Quản lý Di tích và Phát triển du lịch, thành lập các tổ quản lý trực tiếp các di tích trên địa bàn các xã, thị trấn. Qua hơn 1 năm hoạt động, với sự chuyên môn hóa trong hoạt động của Ban Quản lý Di tích và Phát triển du lịch, nguồn thu từ các di tích trên địa bàn tăng nhanh, từ 41 tỷ đồng (năm 2019) lên 68 tỷ đồng (năm 2022); lượng khách tăng từ 800.000 lượt (năm 2019) lên 1,2 triệu lượt (năm 2022). Điều đáng nói, hạ tầng các di tích, điểm du lịch được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại; một số dự án, công trình có quy mô lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; chất lượng dịch vụ, du lịch chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Nguồn thu từ các di tích trên địa bàn huyện Bảo Yên tăng nhanh, từ 41 tỷ đồng (năm 2019) lên 68 tỷ đồng (năm 2022); lượng khách tăng từ 800.000 lượt (năm 2019) lên 1,2 triệu lượt (năm 2022). Điều đáng nói, hạ tầng các di tích, điểm du lịch được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại; một số dự án, công trình có quy mô lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; chất lượng dịch vụ, du lịch chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của du khách.
“Mục tiêu xây dựng Bảo Yên thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc và cả nước là bất biến trên cơ sở gắn kết các sản phẩm du lịch đặc trưng, thế mạnh của tỉnh, của huyện như du lịch lịch sử, du lịch văn hóa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ hội và xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ của huyện có uy tín trên thị trường. Đó là cơ sở vững chắc để Bảo Yên phấn đấu đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt 2,5 triệu lượt, doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng”, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên - Trần Trọng Thông khẳng định.
Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.
Theo bài viết trên trang The New Zealand Herald, Việt Nam là điểm đến phổ biến thứ chín của du khách Australia, với gần 450.000 lượt khách đến thăm “dải đất hình chữ S" trong năm ngoái.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.
Trong chuyến đi "Hành trình kết nối xanh", được phát sóng lúc 15h45 Thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3, MC Minh Duy cùng nữ diễn viên Trình Mỹ Duyên đã có một hành trình khám phá đặc biệt tại Sa Pa – thành phố trong sương của tỉnh Lào Cai.
Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai năm 2025 có chủ đề: “Du lịch Lào Cai - Kết nối khát vọng xanh” sẽ được tổ chức từ ngày 5 - 8/6, tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...
53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.
Nằm nơi địa đầu Tổ quốc, huyện Bát Xát (Lào Cai) “cất giấu” những miền đất đẹp như tranh vẽ, trong đó có Ngải Thầu Thượng, Sàng Ma Sáo và thung lũng Thề Pả.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4-2025 đạt 1,65 triệu lượt. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng khách quốc tế đến tăng 23,8%, cùng tin vui du lịch Việt “vượt mặt” nhiều đối thủ mạnh để xếp hạng 7 trên thế giới về tăng trưởng lượng tìm kiếm điểm đến là tín hiệu tích cực cho toàn ngành.
Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.
Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.
Sáng 6/5, Ban Tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai năm 2025 tổ chức gặp mặt báo chí nhằm tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về Hội chợ Du lịch quốc tế Lào Cai năm 2025 (LITM 2025).
Mục tiêu là thu hút ít nhất 5 nhà đầu tư có đủ năng lực thuê môi trường rừng tại các điểm du lịch để thực hiện dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong các khu rừng phòng hộ ở thị xã Sa Pa.
Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.
Với việc đón hơn 4 triệu lượt khách trong nước và quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025 cho thấy Lào Cai tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch.
Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.