Khám phá ngôi chùa có tượng phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Long Sơn là ngôi chùa lớn nhất TP Nha Trang và có pho tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam.
Chùa Long Sơn còn gọi là chùa Phật Trắng, trước đây có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc trên đồi Trại Thủy (đường 23/10, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) được xây dựng vào thế kỉ 19. Năm 1936, theo di nguyện của Tổ Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa. Năm 1938 - năm Bảo Đại thứ 14, chùa được phong "Sắc tứ Long Sơn tự”.
Nằm ngay giữa trung tâm TP Nha Trang, nhưng chùa Long Sơn vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng, trang nghiêm nơi cửa Phật linh thiêng. Chùa có sân rộng và trồng nhiều cây xanh tỏa bóng mát, mang đến không gian yên tĩnh, thoáng đãng cho khách hành hương cũng như vãn cảnh chùa.
Chùa Long Sơn lấy màu nâu gỗ pha chút sắc cam tươi tắn làm chủ đạo. Ngôi chính điện uy nghi rộng 1.670m2 được nâng đỡ bởi những cột gỗ to cao, vững chãi, trên cao treo hai chiếc lồng đèn lớn màu đỏ cùng nhiều đèn hoa sen tạo điểm nhấn cho cảnh chùa. Phần mái lợp ngói âm dương mang đậm nét kiến trúc Á Đông. Góc mái có "đường cong mềm mại” theo đặc trưng kiến trúc của đền chùa Việt Nam.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, án chính thờ tượng Phật Thích Ca đang thuyết pháp bằng đồng, cao 1,6m và nặng 700 kg. Bên hông trái của chùa là đường lên đỉnh đồi với 193 bậc cấp. Bước lên 44 bậc, du khách bốn phương sẽ được chiêm bái tượng Phật Tổ (xây dựng năm 2003) nhập niết bàn ở lưng chừng núi Trại Thủy. Tượng dài 17m, cao 5m, Phật nằm tì đầu lên cánh tay phải, cánh tay trái để xuôi trên người, hai chân duỗi thẳng, khuôn mặt thanh thản, không vướng lo âu, muộn phiền.
Nhắc đến chùa Long Sơn, người ta thường nghĩ ngay đến tượng Kim Thân Phật Tổ - được ghi trong sách kỷ lục Guiness Việt Nam là tượng phật ngoài trời lớn nhất nước ta. Đây là bức tượng do điêu khắc gia Phúc Điền Bùi Văn Thêm (pháp danh Thiện Sáng) phác thảo. Vào năm 1961, Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa quyên góp rộng rãi trong phật tử để có tiền xây tượng. Du khách đến chùa phải bước hết 193 bậc, đi lên đỉnh đồi Trại Thủy mới thấy tận mắt "Ông Phật Trắng” này.
Tượng Kim Thân Phật Tổ xây dựng hoàn thành năm 1965, làm bằng bê tông cốt thép, được sơn màu trắng, cao đến 24m. Xung quanh đài sen đặt tượng Kim Thân Phật tổ tạc chân dung hòa thượng Thích Quảng Đức và 6 vị hòa thượng khác đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm năm 1963.
(Theo TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw