Khai thác giá trị gia tăng từ môi trường số để phát triển du lịch

Phục hồi du lịch sau những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra ở mọi lĩnh vực, khai thác các giá trị gia tăng từ môi trường số là một trong những giải pháp khả thi, góp phần giúp ngành du lịch vượt qua khó khăn, khôi phục lại thị trường và tiếp tục phát triển bền vững.

Ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch là xu thế tất yếu và là định hướng ưu tiên của du lịch toàn cầu trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã xây dựng các nền tảng số hỗ trợ hoạt động du lịch.

anh-1-bai-18-hdtt-sao-mai-5757.jpg
Rừng tràm Trà Sư.

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã xây dựng các nền tảng số hỗ trợ hoạt động du lịch như: ứng dụng "Du lịch Việt Nam-Vietnam Travel"; nền tảng "Quản trị và kinh doanh du lịch"; hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam; hệ thống thẻ-vé điện tử; thẻ du lịch thông minh; hệ thống thuyết minh đa phương tiện (multimedia guide); truyền thông trên nền tảng mạng xã hội...

Đặc biệt, ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn" với nhiều tiện ích đã hỗ trợ kết nối du khách, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan quản lý nhà nước trên nền tảng chung.

Ứng dụng này cũng đưa ra khuyến cáo du khách về điểm đến an toàn, cơ sở cung cấp dịch vụ an toàn và cập nhật các thông tin, hoạt động của ngành du lịch.

Cùng với đó, các doanh nghiệp du lịch đã thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý cũng như các hình thức tiếp thị, tư vấn, bán hàng và chăm sóc khách hàng qua nền tảng trực tuyến, sáng tạo và xây dựng nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách dựa trên các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là mô hình du lịch thực tế ảo với những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo.

Thực tế những hoạt động ứng dụng công nghệ kỹ thuật số đã góp phần hồi phục và thúc đẩy du lịch phát triển.

Tuy nhiên, du lịch vẫn chưa thật sự phát triển bền vững, tính cạnh tranh chưa cao, các sản phẩm chưa tạo được bản sắc.

Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên di sản văn hóa đặc sắc, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn lớn với du khách.

Để khai thác tối đa tiềm năng trên cơ sở phát triển bền vững, bên cạnh các vấn đề thiết yếu về nền tảng hạ tầng, thì nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tiên tiến, hiện đại là một trong những yêu cầu cấp bách.

Vì thế, ngành du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành cần đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác các giá trị gia tăng từ môi trường số bằng cách chủ động tiếp cận các công nghệ mới, sáng tạo trong chuyển đổi cách thức hoạt động, phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn, giàu bản sắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách.

Bởi hiện nay, việc sử dụng các thiết bị công nghệ đã trở nên phổ biến, du khách sử dụng các thiết bị này trong mọi tác vụ như: tìm hiểu thông tin trên mạng để lựa chọn điểm đến, đặt chỗ trực tuyến, phản ánh ý kiến qua các kênh review online (đánh giá trực tuyến)...

Mặt khác, thế hệ trẻ đang dần trở thành bộ phận khách hàng tiềm năng trong tương lai. Với đối tượng này, công nghệ và các nền tảng xã hội là những cách thức tiếp cận phù hợp nhất.

Hơn nữa, khai thác các giá trị gia tăng từ môi trường số, các doanh nghiệp du lịch còn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, chăm sóc tốt hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Việc triển khai áp dụng hiệu quả những giải pháp công nghệ được kỳ vọng sẽ giúp tạo ra xung lực mới cho ngành du lịch và đưa "Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu" như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023: "Đẩy nhanh phục hồi -Tăng tốc phát triển" tổ chức ngày 15/3 vừa qua.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số, đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

“Hoàn thiện đầy đủ cơ sở dữ liệu để kết nối với hạ tầng số tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số” là yêu cầu của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” diễn ra chiều 14/5 tại Hà Nội.

Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người nghèo vùng khó khăn

Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người nghèo vùng khó khăn

Ngày 12/5, tại Hà Nội, Trung tâm tư vấn pháp luật cho người nghèo và phát triển cộng đồng (LAC), trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam đã tiến hành tổng kết dự án “Nâng cao nhận thức và tư vấn pháp luật về an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử đối với phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người dân tộc thiểu số tại huyện Ba Vì, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội”.

100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 10/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính.

Tăng cường quản lý các hoạt động quảng cáo, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện

Tăng cường quản lý các hoạt động quảng cáo, kinh doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện

Thời gian qua, trong quá trình kiểm soát và xử lý can nhiễu, các cơ quan quản lý nhà nước về tần số và thiết bị vô tuyến điện đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng thiết bị phá sóng, kích sóng di động, micro không dây, ... gây nhiễu tới các mạng thông tin vô tuyến điện, các thiết bị vô tuyến điện và thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện.

Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số

Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số

Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận  và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, an ninh mạng Quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, an ninh mạng Quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định số 668/QĐ-BTTTT về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Điểm sáng Đông Căm

Điểm sáng Đông Căm

Từ những buổi đầu mơ hồ, chưa hình dung rõ những phần việc phải làm, giờ đây, những cán bộ, đảng viên và người dân thôn Đông Căm đang bắt nhịp với nhiệm vụ xây dựng thôn thông minh.

fb yt zl tw