Khai mạc Tuần lễ 'Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa'

Sáng 30/9, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa” với nhiều hoạt động liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ Nga.

2.jpg
Một tiết mục văn nghệ trong chương trình.

Tuần lễ ngôn ngữ Nga bao gồm các hoạt động, sự kiện giáo dục, văn hóa, phương pháp luận dành cho các chuyên gia Nga ngữ học Việt Nam, cũng như sinh viên và học sinh học tiếng Nga như giờ giảng mẫu - nâng cao, thuyết trình văn hóa ngôn ngữ tương tác, tập huấn phương pháp cũng như cuộc thi đọc cá nhân dành cho các chuyên gia Nga ngữ học, phiên dịch và sinh viên tiếng Nga.

Ngoài ra, với các bạn học sinh phổ thông, có một chuyến tham quan ảo và cuộc thi đồng đội. Bên cạnh đó, những ai yêu tiếng Nga cũng có thể tham gia triển lãm đa phương tiện giới thiệu về sách giáo khoa, sách phương pháp luận và văn học Nga.

Chương trình do một trong những trường đại học hàng đầu của Nga là Trường Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva thực hiện, trước đây gọi là Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Quốc gia Matxcơva mang tên Maurice Therese.

Ông Murashkin Vladimir Vladimirovich, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Khoa học Nga tại Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình.
Ông Murashkin Vladimir Vladimirovich, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Khoa học Nga tại Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc chương trình, Murashkin Vladimir Vladimirovich, Giám đốc Trung tâm Văn hóa và Khoa học Nga tại Hà Nội cho biết, tiếng Nga ở Việt Nam được giảng dạy ngoài môi trường ngôn ngữ bởi các giáo viên và giảng viên là người vốn nói bằng ngôn ngữ khác. Vì vậy, các dự án hằng năm của Trung tâm trong khuôn khổ Chương trình quốc gia “Phát triển Giáo dục” của Liên bang Nga có ý nghĩa đặc biệt.

Chương trình này tổ chức chuyến đi hằng năm của đại diện các trường đại học hàng đầu của nền giáo dục Nga tới Việt Nam nhằm quảng bá tiếng Nga, văn hóa Nga và nền giáo dục Nga.

Ông Murashkin Vladimir Vladimirovich cũng cho biết, theo sáng kiến của Nhà Văn hóa Nga, các sự kiện giờ đây không chỉ được tổ chức tại Hà Nội, mà còn ở miền trung và miền nam Việt Nam - tại các thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

“Chúng tôi đã quyết định tổ chức lễ khai mạc tại đây - Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, và sau đó chúng tôi sẽ truyền lửa tình yêu tiếng Nga và sự quan tâm đến nước Nga đến các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Mỗi ngày, địa điểm các đồng nghiệp Nga gặp gỡ với các nhà Nga ngữ, sinh viên, học sinh Việt Nam sẽ thay đổi. Như vậy, trong vòng một tuần, dự án: “Tiếng Nga ở Việt Nam: đối thoại giữa các nền văn hóa” sẽ ôm trọn 7 trường đại học và 3 trường THPT chuyên, với số lượng khán giả khoảng 500 người”, ông Murashkin Vladimir Vladimirovich phát biểu.

Chương trình “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa” kéo dài từ 30/9 đến 8/10, diễn ra tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Sau một thời gian tập trung khai thác các tình tiết tạo drama, thị phi thái quá, phim truyền hình đang có những thay đổi lớn về nội dung. Ở đó, dù vẫn là đề tài quen thuộc như gia đình, hình sự… nhưng yếu tố giải trí, hài hước, những câu chuyện nhân văn gần gũi với đời sống đã được hướng tới.

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Tối 22/9, chương trình nghệ thuật mang tên "Nghĩa tình phương Nam" đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Lalaland - phòng trà Không Tên tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9 và VTV Cần Thơ. Rất nhiều nghệ sỹ đến từ 3 miền đã góp mặt trong chương trình nhằm quyên góp ủng hộ người dân thôn Làng Nủ, tỉnh Lào Cai và bà con miền Bắc tái thiết sau bão số 3.

Chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' quyên góp được hơn 2 tỷ đồng dành cho đồng bào vùng lũ

Chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' quyên góp được hơn 2 tỷ đồng dành cho đồng bào vùng lũ

Tối 22/9, chương trình "Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng" số 3 với chủ đề "Vì những mùa trăng an bình" của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ đã quyên góp được hơn 2 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, đồ cứu trợ dành cho đồng bào vùng bị bão, lũ.

fbytzltw