Hơn 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Anh Tuấn cho biết, đến nay, có hơn 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng tích cực.

Chia sẻ tại họp báo công bố sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức tại Hà Nội sáng nay (26/5), ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, NHNN không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ngân hàng. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số ngành ngân hàng luôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển.

Vụ trưởng Phạm Anh Tuấn cho hay, nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay...). Nhiều tổ chức tín dụng tại Việt Nam có tỷ lệ trên 90% giao dịch thực hiện trên kênh số. Đến nay, có hơn 87% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng tích cực. Trong năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,68% về số lượng và 32,79% về giá trị.

Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thân thiện giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng. (Ảnh minh họa: AI)

Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thân thiện giàu tiện ích, đem lại giá trị thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng. (Ảnh minh họa: AI)

Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, công tác đảm bảo an ninh, an toàn luôn được chú trọng. NHNN thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan triển khai các biện pháp trong đảm bảo an ninh an toàn hoạt động ngân hàng; tăng cường truyền thông, giáo dục tài chính nhằm góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho khách hàng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số, qua đó giúp người dân, doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng, lợi ích của thanh toán số.

Phát biểu tại họp báo, bà Lê Thị Thúy Sen - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng nhấn mạnh: Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định Nghị quyết 57 là một trong bốn trụ cột thể chế nền tảng, có ý nghĩa chiến lược nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tinh thần đó đã được cụ thể hóa thành chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2025 là "Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số".

Họp báo công bố sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025”

Họp báo công bố sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025”

Sự kiện “Chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2025” dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 29/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ. Tham dự sự kiện có lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo NHNN, đại diện lãnh đạo các Bộ (Bộ Công An, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài chính...); UBND TP Hà Nội; Hiệp hội dữ liệu... Ngoài ra, còn có các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; NAPAS; các công ty cung ứng giải pháp chuyển đổi số trong nước; đại diện một số tổ chức quốc tế; các tổ chức có dự án hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng; các công ty tư vấn quốc tế về chuyển đổi số; các chuyên gia trong và ngoài nước.

Ngày 11/5 được chọn là Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Đây là ngày Thống đốc NHNN, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số ngành ngân hàng ký ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 810/QĐ-NHNN). Việc ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng có thể xem là cột mốc về kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng, có ý nghĩa quan trọng giúp ngành xác định rõ định hướng, kế hoạch hoạt động trong xu thế chuyển đổi số...

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Giá trị mới từ phụ phẩm lâm nghiệp

Tại huyện Bảo Yên, những phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, cành, ngọn, mùn cưa, ván vụn… vốn bị xem là rác thải, nay đang được “hồi sinh” thành viên nén sinh học, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xử lý chất thải trong ngành chế biến lâm sản mà còn tạo việc làm cho người dân địa phương.

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

Công nhân Điện lực gắn biển cảnh báo an toàn lên những cây cao có nguy cơ đổ vào đường dây điện.

Tăng cường công tác bảo đảm hành lang an toàn lưới điện

Với hơn 3.400 km đường dây trung, cao thế và 1.871 trạm biến áp, phục vụ hơn 221 nghìn khách hàng trên toàn tỉnh, hàng năm, Công ty Ðiện lực Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, đặc biệt là lưới điện cao áp. Từ đó đề phòng sự cố, giúp việc cấp điện diễn ra an toàn, ổn định.

Xử lý nghiêm tình trạng thao túng thị trường vật liệu xây dựng

Xử lý nghiêm tình trạng thao túng thị trường vật liệu xây dựng

Ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 85/CĐ-TTg yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và địa phương tăng cường giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng; ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ, găm hàng, đội giá và có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn thị trường vật liệu xây dựng.

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Xuân Thượng: Hành trình vượt nghèo và những đổi thay bền vững

Từng là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao nhưng với quyết tâm và sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, xã Xuân Thượng (huyện Bảo Yên) đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Từ con số 214 hộ nghèo vào năm 2021, chiếm hơn 21% tổng số hộ, đến nay xã chỉ còn 34 hộ nghèo, tương đương 3,36%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 17,77% mỗi năm là kết quả ấn tượng, minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ và kiên trì trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bắc Hà mùa quả ngọt

Bắc Hà mùa quả ngọt

Mùa này, mận chín rải rác khắp các xã, từ vùng thấp đến vùng cao. Trong những vườn mận, vườn đào, tiếng nói cười rộn ràng, nông dân đang hối hả, nhanh tay thu hoạch quả chín. Những quả đào hồng rực, quả mận tím đỏ lúc lỉu trong tán lá xanh mướt... mới thấy sự trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ trung tâm thị trấn Bắc Hà đến các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố… đều đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mận. Năm nay được mùa nên cây mận nào cũng sai quả.

Dự báo GDP của Việt Nam trong quý II/2025 khoảng 6%

Dự báo GDP của Việt Nam trong quý II/2025 khoảng 6%

Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6% trong năm 2025 và 6,3% năm 2026. Riêng quý II và quý III/2025, tăng trưởng GDP dự kiến đạt lần lượt 6,1% và 5,8%.

“Tránh" thuế bằng giao dịch tiền mặt - cần hiểu đúng để không gặp rủi ro pháp lý

“Tránh" thuế bằng giao dịch tiền mặt - cần hiểu đúng để không gặp rủi ro pháp lý

Theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, từ ngày 1/6/2025, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng thuộc nhóm cung cấp hàng hóa dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng như cửa hàng tạp hóa, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

fb yt zl tw