Hơn 200 thành viên tham gia Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia

Hiệp hội được thành lập với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, tạo ảnh hưởng và sức lan tỏa, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một nước an toàn, an ninh mạng.

vnp_hiep_hoi_an_ninh_mang_viet_nam9.jpg
Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia đã chính thức được thành lập cùng với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Trước tình hình an ninh mạng trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh Mạng Quốc gia do đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, Bộ Công an đã xúc tiến hoạt động thành lập Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia.

Ngày 08/5/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 340/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia. Theo đó, Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng tự nguyện thành lập, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, đoàn kết bảo đảm an ninh mạng theo định hướng, chiến lược về an ninh mạng của Đảng, Nhà nước góp phần bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Chính vì vậy, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an và Bộ Nội vụ, Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia đã chính thức được thành lập cùng với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đại hội có sự tham dự của gần 200 đại biểu là hội viên Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia, học giả uy tín trong lĩnh vực an ninh mạng.

Đại hội đã thông qua chương trình, phương hướng hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ 2023 - 2028, Điều lệ của Hiệp hội và Đề án tổ chức nhân sự của Hiệp hội nhiệm kỳ I (2023 - 2028). Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Ban Thường vụ Hiệp hội, một số chức danh lãnh đạo và thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất với sự nhất trí cao của toàn thể hội viên.

Đại hội đã bầu ra danh sách nhân sự Ban thường vụ của Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia. Cụ thể, Chủ tịch Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia là Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.

Phó Chủ tịch thường trực là Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục An ninh Mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).

vnp_hiep_hoi_an_ninh_mang_viet_nam11.jpg
Thượng tướng Lương Tam Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nhận quyết định thành lập Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia.

Các Phó Chủ tịch bao gồm: Ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Đại tá Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel); Ông Tô Dũng Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT; Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Điều hành Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC.

Tổng thư ký Hiệp hội là Thượng tá Nguyễn Bá Sơn - Trưởng phòng Cục An ninh Mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an); Phó Tổng thư ký, Chánh Văn phòng bao gồm ông Vũ Duy Hiền - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh Mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) kiêm Chánh Văn phòng và Thiếu tá Đào Đức Triệu - Cán bộ Cục An ninh Mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).

Phát biểu chỉ đạo tại sự kiện, Giáo sư - Tiến sỹ Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo An toàn An ninh Mạng Quốc gia cho biết: "Nhiệm vụ của Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia hết sức nặng nề, tuy nhiên tôi tin rằng Hiệp hội sẽ đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã đề ra và có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp nhanh, bền vững về kinh tế xã hội của đất nước, góp phần bảo vệ an ninh, lợi ích, chủ quyền quốc gia, không gian mạng, phục vụ cho cuộc sống văn minh, hạnh phúc của nhân dân."

Trước đó, vào ngày 23/8, phiên họp thứ nhất Ban Vận động thành lập Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia đã diễn ra với sự tham gia của các thành viên Ban Vận động, gồm ông Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; ông Tô Dũng Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Đại tá Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel; ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT...

Tại phiên họp, Trung tá Triệu Mạnh Tùng - Phó Cục trưởng Cục An ninh Mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã công bố quyết định công nhận Ban Vận động thành lập Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia.

vnp_hiep_hoi_an_ninh_mang_viet_nam15.jpg
Đại hội có sự tham dự của gần 200 đại biểu là hội viên Hiệp hội An ninh mạng quốc gia từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia, học giả uy tín trong lĩnh vực an ninh mạng.

Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết sự ra đời của Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia nhằm quy tụ, khơi dậy, lan tỏa sức mạnh tiềm năng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chuyên gia, các học giả uy tín, để xây dựng hệ sinh thái an ninh mạng kết nối công, tư hữu hiệu nhất; hội tụ chính sách công nghệ, nhân lực về an ninh mạng.

Qua đó, Hiệp hội góp phần nâng cao tiềm lực an ninh mạng quốc gia; ứng phó hiệu quả với các thách thức phi truyền thống với mục tiêu xây dựng không gian mạng an ninh, an toàn, lành mạnh và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam.

Sau Đại hội, Hiệp hội sẽ nỗ lực triển khai ngay các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, tạo ảnh hưởng và sức lan tỏa, góp phần xây dựng Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia với phương châm "Quy tụ - Đoàn kết - Sáng tạo - Lan tỏa".

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng của RRC trong hạng mục DocVQA 6/2025.

CMC đạt tốp 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM (Visual Document Understanding) do Viện Ứng dụng công nghệ CMC(CMC ATI) phát triển đã vượt qua nhiều đối thủ quốc tế đạt tốp 12 thế giới và tốp 1 Việt Nam trong bảng xếp hạng vừa được Robust Reading Competition (RRC) công bố tháng 6/2025 tại hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA)

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

fb yt zl tw