Hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ có đặt nền móng cho hòa bình Ukraine?

Thế giới đang hướng sự quan tâm về Thụy Sĩ, nơi hơn 90 phái đoàn các nước cùng nhau nghiên cứu các đề xuất hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine. Tổng thống Ukraine coi hội nghị là nền móng tạo nên lịch sử; song nhiều đại diện tham dự hội nghị lại không mấy lạc quan về một kết quả thành công khi thiếu vắng sự tham gia của Nga. 

Phát biểu tại hội nghị trong ngày họp đầu tiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh giá cao sự tham gia của các nước, nhằm tìm kiếm một nền hòa bình thực sự và công bằng cho Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình tại Ukraine. Ảnh: Reuters.
Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình tại Ukraine. Ảnh: Reuters.

Ông Zelensky kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Thụy Sĩ sẽ là nền móng của một trang sử được tạo nên và cuộc xung đột có thể được giải quyết tại hội nghị thượng đỉnh lần 2: “Hiến chương Liên hợp quốc là cơ sở cho chúng tôi. Và sau đó khi kế hoạch hành động được đưa lên bàn, được tất cả mọi người nhất trí và minh bạch cho người dân, thì kế hoạch đó sẽ được thông báo tới các đại diện của Nga. Sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai, chúng ta có thể giải quyết sự kết thúc thực sự của cuộc xung đột. Bây giờ chúng ta đang cùng nhau bắt đầu con đường này. Chúng ta phải chứng minh rằng thế giới thống nhất là một thế giới hòa bình, một thế giới biết cách hành động đúng đắn.”

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây không mấy kỳ vọng vào một nền hòa bình cho Ukraine dễ dàng đạt được. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm 15/6 đã bác bỏ các điều kiện chấm dứt xung đột ngay lập tức của Tổng thống Nga Putin mới đưa ra, gọi đó là lời kêu gọi Ukraine đầu hàng. Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố những điều kiện của Nga sẽ không bao giờ được đáp ứng để thành hiện thực. Trong khi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Vonder Leyen cũng không đồng tình với việc đóng băng cuộc xung đột ở thời điểm hiện tại, cho rằng các nước cần hỗ trợ Ukraine để có một nền hòa bình toàn diện – ngầm ám chỉ những nỗ lực quân sự và ngoại giao để giúp Ukraine có được lợi thế trên chiến trường và bàn đàm phán.

Còn Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng dành nhiều lời lẽ chỉ trích Nga, song cũng phải thừa nhận rằng, hòa bình thực sự ở Ukraine không thể đạt được nếu không có sự tham gia của Nga trong các cuộc đàm phán.

Đây cũng là nhận định của đại diện Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia – hai nước từng đăng cai những hội nghị hòa bình Ukraine trước đó, nhưng ở cấp độ thấp hơn. Hai nước này cho biết, một tiến trình hòa bình có ý nghĩa cần có sự tham gia của Nga.

Ngoại trưởng Saudi Faisal Bin Farhan Al Saud cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ mọi nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho đối thoại giữa Nga và Ukraine. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là cộng đồng quốc tế khuyến khích bất kỳ bước đi nào hướng tới các cuộc đàm phán nghiêm túc - vốn đòi hỏi sự thỏa hiệp khó khăn - như một phần của lộ trình dẫn đến hòa bình. Và ở đây cần phải nhấn mạnh rằng bất kỳ tiến trình đáng tin cậy nào cũng cần có sự tham gia của Nga.”

Tổng thống Séc Petr Pavel cũng không kỳ vọng vào một thỏa thuận về cách thức thiết lập hòa bình sẽ đạt được tại hội nghị, nhưng cho rằng, hội nghị là cơ hội đầu tiên để thảo luận về các điều kiện hòa bình trên nền tảng rộng rãi nhất có thể.

Theo Tổng thống nước chủ nhà, bà Viola Amherd, hội nghị là cơ hội để các bên chia sẻ quan điểm, nhằm tìm một giải pháp cho hòa bình ở Ukraine. Và lý do cho hội nghị lần này là để cộng đồng quốc tế chuẩn bị cho khả năng diễn ra đàm phán trực tiếp giữa các bên có liên quan là Nga và Ukraine.

Do đó, thay vì bàn sâu về kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine, đại diện nhiều quốc gia khác tham dự hội nghị muốn bàn về những hậu quả của cuộc xung đột Nga - Ukraine, như chi phí cho người di cư, vấn đề an ninh lương thực và hạt nhân, nhằm kiểm soát cuộc xung đột không lan rộng. Tại đây, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã công bố gói viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho năng lượng và nhân đạo cho Ukraine.

Trước thềm hội nghị tại Thụy Sĩ, Tổng thống Nga Putin cho biết Nga sẽ chấm dứt cuộc xung đột nếu Ukraine đồng ý từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân ra các vùng lãnh thổ mới đã sáp nhập vào Nga. Các điều kiện đó một phần chứng tỏ được sự tự tin ngày càng tăng của Nga rằng lực lượng của nước này đang giành thế thượng phong trên chiến trường.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Khó khăn lớn của Mỹ trong chấm dứt cuộc chiến Gaza sau cái chết của thủ lĩnh Hamas

Tổng thống Joe Biden có thể sẽ sử dụng vụ Israel tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar để gây áp lực lên Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhằm kết thúc cuộc chiến tại Gaza. Tuy nhiên, trong những tháng cuối nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ có thể thiếu sức mạnh để buộc nhà lãnh đạo Israel phải tuân theo ý muốn của mình.

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Indonesia kỳ vọng đạt mức tăng trưởng kinh tế 8% dưới thời Tổng thống Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto sẽ nhậm chức vào ngày 20/10 tới, thổi làn gió mới cho nền chính trị quốc gia Vạn đảo sau 10 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo Joko Widodo. Với chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 2 vừa qua và thế đa số trong quốc hội, người dân Indonesia đang kỳ vọng Tân Tổng thống sẽ giúp nền kinh tế xứ Vạn đảo “cất cánh”.

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Gánh nặng nợ công toàn cầu

Nợ công toàn cầu dự kiến chạm mức kỷ lục 100.000 tỷ USD trong năm 2024. Khối nợ khổng lồ này có thể gây ra nhiều sóng gió trên thị trường tài chính thế giới, đồng thời là hòn đá tảng cản bước các nước, nhất là nước nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho thanh thiếu niên

Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Mô hình chống lũ hiệu quả ở châu Âu

Thung lũng Marcq, một khu vực từng phải chịu nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng, giờ đây đang trở thành hình mẫu về cách thức tái thiết và quản lý bền vững nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Tuần qua (7 - 13/10), dư luận thế giới hướng sự chú ý về những diễn biến ở Gaza sau tròn 1 năm nổ ra xung đột. Những mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải gánh chịu từng ngày đang cho thấy sự cấp bách của những nỗ lực hướng tới một nền hòa bình bền vững.

fbytzltw