Hàn Quốc thử nghiệm trực thăng tấn công trên biển

Ngày 14/7, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) đã thử nghiệm thành công hoạt động bắn đạn thật của trực thăng tấn công tự chế tạo ở trong nước, động thái được kỳ vọng sẽ tăng cường sức mạnh không quân của lực lượng thủy quân lục chiến.

14-7-truc-thang-hq-8843.jpg
Ảnh minh họa.

Theo cơ quan trên, hoạt động thử nghiệm được tiến hành vào cả ban ngày và ban đêm trong 3 đợt riêng rẽ nhằm đánh giá năng lực chiến đấu của loại trực thăng tấn công này.

Cụ thể, sau chuyến bay thử nghiệm của trực thăng nguyên mẫu vào tháng 12 năm ngoái, DAPA đã đặt mục tiêu đánh giá khả năng phóng tên lửa dẫn đường và tên lửa không đối đất để có thể hoàn thiện phát triển máy bay vào nửa cuối năm sau.

Khi được đưa vào sử dụng chính thức, loại trực thăng tấn công này sẽ đảm nhiệm hai nhiệm vụ chính, gồm bảo vệ trực thăng MUH-1 Marineon trong các chiến dịch tấn công mục tiêu của đối phương và hỗ trợ chiến đấu khi được lực lượng mặt đất yêu cầu.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

fb yt zl tw