Pháp phục hồi quan hệ quốc phòng với Australia sau vụ lùm xùm tàu ngầm

Sau 3 năm căng thẳng vì vụ hủy hợp đồng tàu ngầm, Pháp và Australia đã chính thức tái lập quan hệ quốc phòng trong bối cảnh thỏa thuận AUKUS của Australia với Mỹ và Anh đối mặt nhiều thách thức mới.

13-7-thu-tuong-australia-2596.jpg
Thủ tướng Australia Anthony Albanese.

Ngày 13/7 AFP đưa tin, Đại sứ Pháp tại Australia Pierre-Andre Imbert cho biết quan hệ quốc phòng giữa nước này và Australia đã được khôi phục sau vụ tranh cãi năm 2021 liên quan đến hợp đồng đóng tàu ngầm lớn.

Theo Đại sứ Imbert, Paris từng bày tỏ “lấy làm tiếc” khi Australia hủy bỏ thỏa thuận hàng tỷ USD mua một hạm đội tàu ngầm chạy diesel của Pháp.

Tuy nhiên, kể từ khi Thủ tướng Anthony Albanese đắc cử năm 2022, quan hệ quốc phòng song phương đã được "tái khởi động.”

Phát biểu với AFP khi các lực lượng Pháp tham gia cuộc tập trận quân sự quy mô lớn quanh Australia, ông Imbert chia sẻ: “Hiện nay, trụ cột hợp tác đầu tiên của chúng ta là quốc phòng và an ninh, vì vậy chúng ta có mức độ hợp tác rất tốt.”

Khi Australia chấm dứt thỏa thuận với Pháp, Canberra chuyển sang mua tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ thỏa thuận AUKUS ba bên với Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, tháng trước, một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ Washington đang xem xét lại AUKUS để bảo đảm thỏa thuận này “phù hợp với chương trình Nước Mỹ trước tiên của Tổng thống” và rằng năng lực công nghiệp quốc phòng Mỹ “đáp ứng được nhu cầu của chúng tôi.”

Theo thỏa thuận AUKUS, Australia sẽ mua ít nhất 3 tàu ngầm lớp Virginia từ Mỹ trong vòng 15 năm và sau đó tự sản xuất tàu ngầm.

Hải quân Mỹ hiện có 24 tàu lớp Virginia, nhưng các xưởng đóng tàu Mỹ đang gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu sản xuất hai chiếc mỗi năm.

Khi được hỏi liệu Pháp có cân nhắc đàm phán một thỏa thuận tàu ngầm mới với Australia nếu AUKUS bị đình trệ do cuộc rà soát hay không, Đại sứ Pháp bày tỏ không muốn suy đoán./.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw