Diễn đàn khu vực ASEAN kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn

Ngày 13/7, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32 đã kêu gọi các Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (NWS) nhận thức về nhu cầu cấp thiết việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và thực hiện nghĩa vụ thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân theo Điều VI của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

13-7-dien-dan-asean-9427.jpg
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 32.

Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN tại ARF 32 cho biết hội nghị đã ghi nhận những lo ngại về sự suy giảm cam kết và hợp tác trong các cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị toàn cầu, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các cam kết của mình theo các cơ chế này.

ARF 32 cũng kêu gọi cam kết mạnh mẽ hơn trong việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực về không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị và sử dụng năng lượng hạt nhân và các công nghệ liên quan vì mục đích hòa bình. Hội nghị tái khẳng định cam kết duy trì Đông Nam Á là Khu vực không có vũ khí hạt nhân (NWFZ) và không có bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào khác, cũng như việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

Ngoài ra, Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN tại ARF 32 gọi tất cả các bên tôn trọng lệnh ngừng bắn và tránh leo thang căng thẳng hơn nữa ở Trung Đông. Hội nghị tái khẳng định nghĩa vụ của tất cả các quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc. “Hội nghị cũng ủng hộ các nỗ lực đang diễn ra, bao gồm cả những nỗ lực do Liên hợp quốc dẫn đầu, nhằm giảm leo thang căng thẳng và tạo điều kiện nối lại các cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các bên liên quan”, Tuyên bố cho biết.

Theo Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 11/7, ARF lần thứ 32 diễn ra ngày 11/7 là hội nghị cuối cùng trong chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan. Tại ARF 32, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nhấn mạnh vai trò của ARF trong tương lai trong việc ứng phó với những thách thức cấp bách nhất của khu vực - các rủi ro an ninh mới nổi. Ông cũng cho rằng ARF phải chuyển từ đối thoại sang hành động cụ thể, củng cố vai trò trong việc tạo điều kiện ứng phó kịp thời với các cuộc khủng hoảng khu vực. Bộ trưởng Mohamas Hasan khẳng định ARF phải tiếp tục tái khẳng định cam kết đối thoại, đồng thuận và tôn trọng lẫn nhau - những yếu tố vẫn là nền tảng của hợp tác trong ARF.

ARF 32 do Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Mohamad Hasan chủ trì với sự tham gia của 26 đại biểu từ 10 quốc gia thành viên ASEAN, 10 đối tác đối thoại của ASEAN (gồm Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ) và các nước Bangladesh, Mông Cổ, Pakistan, Papua New Guinea, Sri Lanka và Timor-Leste.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw