Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7

Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.

14-7-gia-dau-2384.jpg
Giàn khoan dầu tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Giới đầu tư theo dõi khả năng Mỹ áp thêm lệnh trừng phạt với Nga có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng gia tăng từ Saudi Arabia và sự bất ổn về chính sách thuế quan của Mỹ đã kìm hãm đà tăng giá dầu.

Giá dầu Brent tăng 8 xu Mỹ lên 70,44 USD/thùng vào lúc 7 giờ 11 phút sáng ngày 14/7 (giờ Việt Nam) sau khi tăng 2,51% vào ngày 11/7. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 5 xu Mỹ lên 68,50 USD/thùng, tiếp nối mức tăng 2,82% phiên trước đó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự thất vọng về những nỗ lực chấm dứt xung đột ở Ukraine thiếu tiến triển.

Tuy vậy, theo các nhà phân tích của ngân hàng ANZ, đà tăng giá dầu bị hạn chế bởi dữ liệu cho thấy Saudi Arabia đã nâng sản lượng dầu vượt hạn ngạch theo thỏa thuận cung ứng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+).

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết sản lượng dầu của Saudi Arabia trong tháng 6/2025 đã vượt mục tiêu 430.000 thùng/ngày lên 9,8 triệu thùng/ngày, so với mức mục tiêu theo thỏa thuận OPEC+ là 9,37 triệu thùng/ngày.

Các nhà đầu tư cũng theo dõi kết quả đàm phán thuế quan giữa Mỹ và những đối tác thương mại chủ chốt, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Tổng thống Syria thăm Azerbaijan, thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 12/7, Tổng thống Syria, ông Ahmed al-Sharaa, đã tiến hành chuyến thăm làm việc đầu tiên tới Cộng hòa Azerbaijan. Tại thủ đô Baku, Tổng thống Syria, Ahmed al-Sharaa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Châu Âu: Tăng tốc trong cuộc đua không gian

Trong nhiều thập kỷ, cuộc đua không gian được xem là sân chơi của Mỹ, Nga và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ. Châu Âu dù có nền khoa học tiên tiến nhưng thường bị đánh giá là “kẻ chậm chân”, thiếu một chiến lược không gian thống nhất.

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

fb yt zl tw