"Hỏa tốc" yêu cầu xử phạt việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Ngày 18/3, Bộ Công Thương có loạt văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại Công văn số 1654, Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ngành tập trung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện quy định về việc lập và phát hành hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Trong đó, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho khách hàng theo từng lần bán hàng và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.

Các UBND các tỉnh, thành phố cũng cần tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra và quyết liệt thực hiện quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết 31/3 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương để chỉ đạo lực lượng chức năng xem xét, xử lý.

Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối thực hiện nghiêm việc xuất hoá đơn bán lẻ sau mỗi lần bán xăng.
Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối thực hiện nghiêm việc xuất hoá đơn bán lẻ sau mỗi lần bán xăng.

Tại Công văn số 1655, Bộ Công Thương cũng đề nghị các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp phải lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định. Bên cạnh đó, các sở theo dõi chặt chẽ cân đối cung - cầu mặt hàng xăng dầu không để xảy ra tình trạng cửa hàng xăng dầu dừng bán gây thiếu hụt nguồn cung cục bộ trên địa bàn.

Tại Công văn số 1656, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu chấp hành đúng quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp phải lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.

Bộ Công Thương lưu ý, trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp báo cáo và xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một số doanh nghiệp đầu mối khẳng định, việc áp dụng xuất hoá đơn bán lẻ sau mỗi lần bán sẽ giúp thị trường minh bạch hơn, góp phần tránh thất thoát thuế. Doanh nghiệp đầu mối không gặp vướng mắc khi triển khai, kể cả với các đại lý nhượng quyền do các chi phí này được tính vào giá chiết khấu cũng như chi phí đầu tư, nhượng quyền. Tuy nhiên, với doanh nghiệp bán lẻ, đây quả thực là sức ép khi phải gia tăng đầu tư trong bối cảnh thị trường xăng dầu vẫn có nhiều biến động.

Với doanh nghiệp bán lẻ hiện nay, tính đầy đủ chi phí, chiết khấu cho doanh nghiệp phải ổn định quanh mức 1.100-1.200 đồng/lít, chưa kể chi phí thực hiện và vận hành hóa đơn mỗi lần bán. Doanh nghiệp bán lẻ cần được tính thêm khoản này vào chiết khấu để có thêm chi phí đảm bảo hoạt động.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, bên cạnh các doanh nghiệp đã thực hiện phát hành hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng thì các doanh nghiệp khác cũng đang khẩn trương, tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai các giải pháp để thực hiện việc phát hành hoá đơn điện tử đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nhiều địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp đã triển khai đạt cao như Bắc Ninh (96,9%), Thanh Hóa (95%), Yên Bái (70,6%), Quảng Nam (57,3%), Cao Bằng (54,5%), Kon Tum (54,4%), Thừa Thiên Huế (53,3%)...

Theo Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

fb yt zl tw