Hiệu quả từ mô hình canh tác chè an toàn sinh học ở Bảo Yên

Sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác giúp người trồng chè huyện Bảo Yên tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế và hướng tới nền sản xuất an toàn.

Những vườn chè của nông dân thôn Hàm Rồng, xã Việt Tiến luôn xanh tốt, búp ra tua tủa khiến nông dân vui mừng. Đây là kết quả bước đầu của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác chè do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hướng dẫn nông dân sử dụng bắt đầu từ vụ chè năm nay. Có 2 loại chế phẩm sinh học dùng cho cây chè (dạng phân bón lá; chế phẩm trừ sâu bệnh), nhưng chủ yếu người dân sử dụng dạng phân bón lá để phun cho cây chè.

Che BY 227232.jpg
Hướng dẫn nông dân xã Việt Tiến sử dụng chế phẩm sinh học trên cây chè.

Là người đầu tiên ở thôn Hàm Rồng sử dụng chế phẩm sinh học phun cho cây chè, anh Lê Duy Hùng cho biết: Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác chè mang đến nhiều lợi ích, đó là vườn chè xanh tốt, nhiều búp, sản lượng tăng 15 - 20% so với phương pháp canh tác thông thường. Chế phẩm sinh học dạng phân bón chủ yếu có thành phần từ đạm cá, rong biển và các vi sinh vật có lợi cho cây trồng, an toàn với sức khỏe con người và động vật. Chúng tôi không còn lo lắng khi phun cho cây chè sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và người tiêu dùng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học để phun cho cây chè rút ngắn thời gian thu hoạch giữa các lứa chè, chưa kể giá bán cao hơn so với chè canh tác bằng các sản phẩm phân bón, thuốc hóa học.

Nhờ canh tác bằng chế phẩm sinh học, vườn chè hơn 4 sào của gia đình anh Hùng có thể thu được 3 lứa búp/tháng, sản lượng khoảng 3 tạ búp/tháng. Trong khi đó, trước đây, diện tích này chỉ cho thu hoạch tối đa hơn 2 tạ chè búp tươi/tháng. Giá chè búp tươi canh tác sinh học bán với giá bình quân 13 - 15 nghìn đồng/kg, cao hơn 1 nghìn đồng/kg so với chè canh tác bằng phương pháp cũ. Có thời điểm, giá chè canh tác an toàn sinh học tại huyện Bảo Yên lên 18 nghìn đồng/kg.

Sau khi anh Hùng sử dụng chế phẩm sinh học để phun cho diện tích chè mang lại hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ trong thôn cũng tìm hiểu và sử dụng theo. Đến nay, 16/22 hộ trồng chè ở thôn Hàm Rồng sử dụng chế phẩm sinh học để canh tác chè.

Chị Nguyễn Thị Đông, thôn Hàm Rồng cho biết: Chi phí cho chế phẩm sinh học để phun cho chè rẻ hơn thuốc hóa học, trung bình mỗi lượt phun chỉ khoảng 8 nghìn đồng/sào, giảm 4 nghìn đồng/sào so với thuốc hóa học. Việc phun chế phẩm này cũng không khác nhiều so với thuốc hóa học nên chúng tôi dễ áp dụng.

Không chỉ tại xã Việt Tiến, mà nhiều diện tích chè ở các xã Lương Sơn, Xuân Hòa… cũng được người dân chuyển từ phương pháp canh tác truyền thống sang sử dụng các chế phẩm sinh học.

Bà Hoàng Thị Kim Minh, khuyến nông viên xã Lương Sơn cho biết: Từ hộ đầu tiên ứng dụng chế phẩm sinh học, đến nay có 40 hộ trong xã sử dụng chế phẩm này để canh tác chè. Sau lứa thu hoạch đầu tiên, sản lượng búp tăng từ 20 - 30% đối với giống chè lai và tăng từ 5 - 10% đối với giống chè chất lượng cao. Mặc dù diện tích chè canh tác bằng chế phẩm sinh học chưa lớn (2,5 ha/158 ha), nhưng đây là kết quả bước đầu để mở rộng diện tích canh tác chè an toàn sinh học ở địa phương.

Che BY 227231.jpg
Vườn chè ở Việt Tiến xanh tốt do được sử dụng chế phẩm sinh học.

Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Yên, các diện tích canh tác bằng chế phẩm sinh học đều cho sản lượng chè búp tươi tăng từ 5 - 30% tùy giống chè. Với hiệu quả kinh tế và lợi ích về sức khỏe, bảo vệ môi trường, chế phẩm sinh học ngày càng chiếm được niềm tin của người trồng chè huyện Bảo Yên. Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Yên tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn để hướng dẫn, hỗ trợ người trồng chè mở rộng diện tích canh tác bằng các chế phẩm sinh học, hướng đến sản xuất an toàn, hữu cơ, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw