Hiểu đúng về dạy 2 buổi/ngày ở trường phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết không yêu cầu bắt buộc các trường THCS và THPT trên cả nước phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày mà là hướng đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày khi các trường bảo đảm về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Tài.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Tài.

Trong Chương trình phổ thông tổng thể 2018, kế hoạch dạy học có nêu rõ: Đối với cấp tiểu học dạy học 2 buổi/ngày; THCS và THPT được thiết kế dạy học 1 buổi/ngày, hướng đến việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Tài, hiện nay, các điều kiện bảo đảm dạy học ở các cơ sở giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Qua khảo sát thực tế, trường THCS và THPT bảo đảm điều kiện 1 phòng học/1 lớp và giáo viên bảo đảm đủ định mức đạt tỷ lệ khá cao. Trên toàn quốc, hơn 60% trường THCS và hơn 80% trường THPT đủ điều kiện về cơ sở vật chất để dạy học 2 buổi/ngày.

Học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Quang Khải (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) ôn thi tốt nghiệp THPT 2025
Học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Quang Khải (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) ôn thi tốt nghiệp THPT 2025

“Nhằm thực hiện việc khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và theo đúng với chủ trương của Chương trình phổ thông 2018 cũng như Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng đến việc hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với THCS và THPT với những trường đủ điều kiện”, Vụ trưởng Thái Văn Tài cho biết. Ông nhấn mạnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo không yêu cầu bắt buộc các trường THCS, THPT trên cả nước phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc tổ chức dạy học buổi thứ hai trong ngày cần được hướng dẫn và có sự quản lý để đúng tinh thần dạy học để phát triển năng lực học sinh, tránh trường hợp lại biến thành dạy thêm, học thêm.

Việc "hướng đến" được hiểu theo nghĩa, nơi nào đủ điều kiện thì phải khai thác hiệu quả, hết công năng cơ sở vật chất được nhà nước đầu tư. Trường nào đủ cơ sở vật chất thì mở cửa cả ngày để học sinh đến học, tránh việc trường đóng cửa buổi chiều, còn học sinh thì phải chạy đôn đáo tìm nơi để học bổ sung.

Sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn về việc tổ chức dạy học buổi thứ hai trong ngày để các trường đủ điều kiện chuẩn bị cho năm học sau, sao cho đúng tinh thần dạy học để phát triển năng lực học sinh, tránh trường hợp lại biến thành học nặng về kiến thức hay dạy thêm, học thêm.

Bộ cũng sẽ hướng dẫn các trường về nội dung tổ chức các tiết học ở buổi thứ hai theo nhu cầu người học, hướng đến bổ sung kiến thức, kỹ năng để học sinh có thể đáp ứng xu thế phát triển của xã hội như: Dạy học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai; dạy các nội dung về năng lực số (AI, STEM...); các nội dung hướng nghiệp...

Ông Thái Văn Tài cho biết thêm, các tiết học ngoài số giờ chính khóa ở buổi thứ hai này cũng không bắt buộc học sinh phải tham gia. Việc tổ chức là tạo điều kiện để học sinh có cơ hội học tại trường chứ không bắt buộc. Trong trường hợp, học sinh không có nhu cầu, không đăng ký thì khi hoàn thành xong số tiết chính khóa vào buổi chiều, các em có thể rời trường. Các tiết ngoài số giờ chính khóa được dạy ở buổi thứ hai cũng không phải xếp học sinh theo lớp, niên khóa mà theo nhu cầu người học.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Thay vì những lớp học trả phí, nhiều giáo viên tại Lào Cai đã tự nguyện mở các lớp ôn tập miễn phí giúp học sinh củng cố kiến thức, đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

Sắc màu hội họa với học sinh

Sắc màu hội họa với học sinh

VỚI LỨA TUỔI HỌC SINH, SẮC MÀU HỘI HỌA LUÔN LÀ ĐIỀU THÚ VỊ, GIÚP CÁC EM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CẢM THỤ THẨM MỸ... THỜI GIAN QUA, CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÃ CÓ NHIỀU CÁCH LÀM SÁNG TẠO ĐỂ HỌC SINH ĐƯỢC THỂ HIỆN TÀI NĂNG, NUÔI DƯỠNG NIỀM ĐAM MÊ NGHỆ THUẬT.

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Chỉ còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, các trường trung học phổ thông (THPT) trên cả nước đang tăng cường hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực cao từ cả giáo viên và học sinh hướng đến kết quả tốt nhất.

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Nhằm nắm bắt, làm rõ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 25/3, tại huyện Mường Khương, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tổ chức Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông; công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố gồm: Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Trên địa bàn tỉnh, tại nhiều trường thuộc vùng khó khăn, như thị xã Sa Pa, huyện Mường Khương, Bát Xát có những công trình được xây nên từ tình hữu nghị, là sự hỗ trợ của các quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc chương trình hỗ trợ khẩn cấp hoặc chương trình thường xuyên của các Đại sứ quán tại Việt Nam.

fb yt zl tw