G7 duy trì mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga

Một quan chức của Liên minh giá trần cho biết, liên minh này sẽ giữ nguyên mức giá 60 USD/thùng đối với dầu mỏ vận chuyển qua đường biển của Nga, bất chấp việc giá dầu thô toàn cầu đang gia tăng, cũng như một số quốc gia kêu gọi hạ mức giá trần để làm giảm nguồn thu của Nga.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
G7 duy trì mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga ảnh 1

Liên minh giá trần, bao gồm Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Australia, đã quyết định duy trì mức giá trên trong những tuần qua sau khi xem xét lại việc áp mức giá trần ở mức 60 USD/thùng.

Quyết định này được đưa ra 4 tuần sau khi giá dầu tăng lên do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) tuyên bố cắt giảm sản lượng và nhu cầu tiêu dùng tại Trung Quốc phục hồi.

Giá dầu Brent và dầu thô Mỹ trong các hợp đồng tương lai phục hồi sau thông tin trên, được giao dịch ở mức trên 80 USD/thùng.

Quan chức liên minh này cũng cho hay giá dầu thô Nga đã được bán thấp hơn khoảng 30 USD/thùng so với dầu Brent. Các quan chức của liên minh cho rằng mức trần giá vừa hạn chế doanh thu của Nga vừa duy trì sự ổn định của thị trường năng lượng. Liên minh này cho biết sẽ tiếp tục phối hợp để đảm bảo cơ chế giám sát và thực thi hiệu quả.

Liên minh cho biết sẽ tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn việc né tránh các biện pháp áp giá trần và trừng phạt đối với Nga, bao gồm hành vi gian lận để tiếp cận bảo hiểm và các dịch vụ khác đối với sản phẩm dầu mỏ được giao dịch cao hơn mức giá trần. Các thành viên trong liên minh đang lên kế hoạch hướng dẫn để giúp các nhà cung cấp dịch vụ xác định được những hành vi như vậy.

Quan chức trên lưu ý rằng báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng đưa ra kết luận rằng các biện pháp trừng phạt của G7 không ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm và dầu thô toàn cầu, đồng thời hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu của Nga.

Tuần trước, IEA cho biết doanh thu dầu mỏ của Nga trong tháng 3 tăng 1 tỷ USD so với tháng trước lên 12,7 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn 43% so với cùng năm ngoái. Quan chức này khẳng định xuất khẩu dầu thô của Nga vẫn ở mức hơn 3 triệu thùng/ngày và thị trường toàn cầu vẫn ổn định.

Trước đó, trong tuyên bố chung ngày 2/12/2022, các nước G7 cùng Australia thông báo triển khai áp giá trần đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển, với mức 60 USD/thùng, bắt đầu từ 5/12/2022.

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 3/12/2022 cũng xác nhận, Chính phủ của toàn bộ 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn tất phê chuẩn bằng văn bản về quyết định áp giá trần với dầu mỏ của Nga, với mức 60 USD/thùng do G7 đề xuất. Mức trần này được các nước phương Tây cho là phù hợp, hạn chế được nguồn thu ngân sách của Nga nhưng vẫn bảo đảm dầu mỏ của Nga lưu thông trên thị trường quốc tế. Mỹ và Anh cũng đã áp đặt nhiều hạn chế đối với việc nhập khẩu dầu mỏ của Nga.

Nhằm đáp trả động thái trên, tháng 12/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ trong vòng 5 tháng kể từ 1/2/2023 đối với các quốc gia áp đặt giá trần với dầu mỏ nước này. Sắc lệnh còn bao gồm điều khoản cho phép Tổng thống đưa ra các quyết định về việc cung cấp dầu và các sản phẩm dầu mỏ, cũng như được quyền bãi bỏ lệnh cấm trong những trường hợp đặc biệt.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

Ngày 22/5, các cơ quan nhân đạo đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp các nhà tài trợ tại New York trong tuần này để nhanh chóng giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Somalia, nơi có khoảng 6,6 triệu người, tương đương gần một nửa dân số, bị mất an ninh lương thực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Cảnh sát toàn Nhật Bản được điều động đảm bảo an ninh Hội nghị G7

Cảnh sát toàn Nhật Bản được điều động đảm bảo an ninh Hội nghị G7

Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7 tổ chức tại Hiroshima, Nhật Bản từ ngày 19 - 21/5 tới, bắt đầu từ hôm nay, một số hoạt động ngày thường tại khu vực tổ chức Hội nghị bị hạn chế. Đồng thời, tại thành phố Hiroshima và một số đảo xung quanh, các biện pháp an ninh được tăng cường.

Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của UNESCO

Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của UNESCO

Ngày 15 và 16/5 tại Paris, Phiên họp toàn thể của Kỳ họp lần thứ 216 Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã diễn ra với sự tham dự của 58 quốc gia thành viên. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tham dự và phát biểu tại Phiên khai mạc.

fb yt zl tw