FED có thể tăng lãi suất thêm 0,25%

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khu vực Atlanta Raphael Bostic cho biết, ngân hàng trung ương có thể quyết định một đợt tăng lãi suất tiếp theo tại cuộc họp chính sách tới đây của Ủy ban thị trưởng mở liên bang (FOMC) nhằm kiềm chế lạm phát.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
FED có thể tăng lãi suất thêm 0,25% ảnh 1

Ông Bostic cho biết, kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều động lực tăng trưởng và đang hoạt động khá mạnh mẽ, tuy nhiên lạm phát hiện vẫn ở mức cao. Lạm phát của Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 5 tháng vào tháng 2 vừa qua. Theo ông Bostic, lạm phát tại Mỹ hiện tại cao gấp đôi so với mục tiêu 2% mà FED đề ra, vì vậy ông Bostic cho rằng, FED vẫn còn nhiều việc phải làm.

Theo ông Bostic, FED có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% tại cuộc họp tới đây, theo đó nâng lãi suất tham chiếu mục tiêu lên mức 5% - 5,25%, mức cao nhất kể từ tháng 8/2007.

Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang khu vực Atlanta, lạm phát vẫn đang tăng quá mạnh để có thể xem xét cắt giảm lãi suất và lưu ý, ông không cho rằng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái, mặc dù các nhà kinh tế của FED đã cảnh báo tại cuộc họp của FOMC hồi tháng 3 rằng, một đợt suy thoái nhẹ có thể xảy ra vào cuối năm nay.

Theo ông Bostic, có thể đây sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng của FED trước khi ngân hàng trung ương tạm dừng để đánh giá đầy đủ các tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ lên nền kinh tế.

Trước đó, ngày 22/3, FED đã quyết định tăng lãi suất cho vay thêm 0,25% trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, bất chấp những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là lần tăng thứ 9 liên tiếp của Ngân hàng này kể từ tháng 3/2022.

Quyết định tăng lãi suất của FED được đưa ra đúng như dự đoán trước đó của các nhà phân tích. Trong thông báo, quan chức FED thừa nhận các biến động tài chính gần đây đã gây sức ép lên lạm phát và nền kinh tế. Tuy nhiên, các quan chức vẫn tự tin vào ngành ngân hàng Mỹ, cho rằng "hệ thống ngân hàng Mỹ rất vững mạnh".

Quyết định này được đưa ra chỉ 2 tuần sau khi thị trường tài chính bắt đầu hỗn loạn do sự sụp đổ của 2 ngân hàng lớn tại Mỹ là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank. Các chuyên gia kinh tế đã thúc giục FED ngừng tăng lãi suất vì cho rằng sự hỗn loạn của thị trường ngân hàng gần đây do tác động của việc FED liên tiếp tăng lãi suất. Tuy nhiên, quyết định này của FED đã gửi đi thông điệp rõ ràng, việc ổn định giá cả vẫn là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng này. Quan chức FED dự báo, lãi suất tại Mỹ sẽ vào khoảng 5,1% cuối năm nay.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Hàng tỷ người đối mặt mức nhiệt nguy hiểm, mối lo không của riêng ai

Theo WHO, nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, bao gồm say nắng và tăng thân nhiệt; làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý ở bệnh nhân mãn tính và có tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và tác động tiêu cực đến các cơ sở hạ tầng quan trọng.

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

6,6 triệu người Somalia mất an ninh lương thực

Ngày 22/5, các cơ quan nhân đạo đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp các nhà tài trợ tại New York trong tuần này để nhanh chóng giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Somalia, nơi có khoảng 6,6 triệu người, tương đương gần một nửa dân số, bị mất an ninh lương thực.

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Hội nghị thượng đỉnh G7 ra tuyên bố chung

Ngày 20/5, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima (Nhật Bản), trong đó để ngỏ cánh cửa hợp tác với Trung Quốc và tránh leo thang căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhóm các cường quốc phương Tây và Nhật Bản.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á

Tối 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đệ nhất phu nhân Bạch Lệ Viện đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á, sự kiện nhằm tạo dựng tầm ảnh hưởng của khu vực trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng nhóm họp ở Nhật Bản.

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

G7: Định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

fb yt zl tw