Dưới bóng lũy tre làng

LCĐT - Có một thời, ở quê tôi, đi đâu cũng gặp bóng tre. Dòng sông quê hiền hòa nép dưới bóng hàng tre xanh. Còn đường làng quanh co có hàng tre che mát. Xa xa phía cuối cánh đồng nơi đàn cò bay về khi hoàng hôn xuống có những rặng tre già. Ở quê, tre gần gũi với mỗi người. Dưới bóng hàng tre, có cuộc sống êm đềm của bao cuộc đời bình dị…

Người ở quê ngày trước thường sống khép mình sau những lũy tre. Chuyện bên ngoài lũy tre làng nhiều khi xa lạ. Tre thành ranh giới của làng, Lũy tre xanh rì năm tháng che bóng những mái nhà bình yên, che mát những cuộc đời nhà nông sớm hôm khó nhọc.

Ngày xưa ở quê tôi tre nhiều lắm. Hầu như nhà nào cũng trồng một bụi tre. Tre mọc khắp hai bên bờ sông, dọc theo con đường làng, từng con ngõ dẫn vào xóm nhỏ. Làng tôi thấp thoáng trong bóng tre xanh. Và cuộc sống thường ngày cứ yên bình dưới những rặng tre xanh biếc.

Dưới bóng lũy tre làng mỗi ngày, trên con đường làng cát mịn, người quê tôi ra đồng, xuống chợ. Hàng tre cao cao che mát cho bác nông dân nghỉ ngơi sau buổi cày đồng, là nơi hẹn nhau xuống chợ của các mẹ, các chị. Dưới hàng tre xanh thẳm, có những đứa trẻ con chơi đùa mỗi khi chiều về, có con trâu già nằm ung dung nhai cỏ giữa trưa vắng… Tre rợp bóng che mát con đường bọn trẻ chúng tôi đi học, tre ngả vào hè nhà quyện lấy khói bếp chiều hôm. Ở quê ngày ấy, tre gần gũi thân thương như người bà con, xóm giềng…

Ngày xưa, ai cũng quý những hàng tre. Bởi tre không chỉ bảo vệ làng mà còn cho bóng mát, cho măng để làm thức ăn, cho thân tre để đan đát. Ông tôi là người quý và trồng rất nhiều tre. Một đời, ông không còn nhớ mình đã trồng tre lên bao nhiêu bụi. Có một thời tuổi thơ bé dại, tôi vẫn thường lẽo đẽo theo ông. Nội hay dắt tôi đi dạo dưới bóng hàng tre xanh ngát, kể tôi nghe những câu chuyện về tre trúc cỏ cây, dạy tôi bài học về loài tre cần cù đoàn kết, nhủ tôi biết yêu quý thiên nhiên… Ký ức của một thời yêu thương ấy, tôi nhớ mãi đến bây giờ.

Dưới bóng lũy tre làng, tôi có cả một trời kỷ niệm tuổi thơ. Nhớ những chiều chạy ra tận cuối đường làng, ngồi dưới bụi tre, chờ mẹ đi chợ về mua cho quà bánh. Nhớ những ngày không phải đến trường, con đường làng nép dưới bóng hàng tre lại trở thành điểm hẹn của trẻ con trong xóm ra chơi đá bóng, thả diều. Và nhớ nhất là những ngày quấn lấy chân ông đi khắp đường làng, nhìn ông trồng tre và nghe ông kể chuyện về tre trúc…

Tôi lớn lên dưới bóng mát hàng tre, từ đôi quang gánh tảo tần chợ chiều của mẹ, từ lời khuyên nhủ hiền từ của ông…

Làng tôi bây giờ khác xưa nhiều lắm. Tre không còn hiện diện trong cuộc sống mỗi nhà. Không còn ai đốn tre dựng nhà, chẻ tre đan rổ, vót những đôi đũa tre. Cũng không còn măng tre để nấu canh, không còn võng tre những trưa nằm nghe gió đồng mát rượi, không còn con đường rợp bóng tre xanh che cho bác nông dân nghỉ tay cày, cho mẹ quẩy gánh lên chợ, cho những đứa trẻ thơ đùa vui mỗi chiều…

Chiều nay về thăm quê, đi trên con đường làng ngày nhỏ. Không còn bóng dáng hiền từ của nội ngày xưa. Cũng không còn những bóng tre xanh rợp mát năm nào. Chợt nghe trống vắng. Mai này, biết tìm đâu ra những mái nhà bình yên, cuộc đời bình dị, niềm vui đơn sơ thấp thoáng dưới bóng xanh xanh của lũy tre làng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw