Đừng để nội thương ách tắc

Trong khi xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, thì ở trong nước, một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong những ngày vừa qua là hoạt động lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản, cho các địa phương có dịch, gặp nhiều khó khăn.
Những ngày vừa qua, hoạt động lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản của Hải Dương gặp nhiều khó khăn.
Những ngày vừa qua, hoạt động lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản của Hải Dương gặp nhiều khó khăn.

Tại cuộc họp ngày 23/2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19, khi bàn về kết nối tiêu thụ hàng hoá của Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, Bộ Công Thương đã làm việc với các nhà tiêu thụ lớn, họ đã sẵn sàng, nhưng hiện đang gặp khó khăn trong khâu tổ chức lưu chuyển (hiện mỗi tỉnh làm một cách khác nhau cho nên rất vướng).

Theo Bộ Công Thương, nếu không giải quyết được các khó khăn, vướng mắc này thì chuỗi cung ứng có thể bị ảnh hưởng, thậm chí bị đứt gãy, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội của nhiều địa phương.

Liên quan vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu – một chuyên gia về công tác chống dịch, cho rằng việc một số địa phương “bế quan toả cảng” là không đúng. Bởi cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành văn bản quy định “hàng rào kỹ thuật” để bảo đảm việc thông thương hàng hoá trong điều kiện phòng chống dịch bệnh. Ông đề nghị các địa phương cần nghiên cứu quy định của Trung ương đã ban hành để áp dụng đúng, tránh “ngăn sông cấm chợ”, ảnh hưởng tới sản xuất, dân sinh.

Thực tế, với vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở trung tâm của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Dương có quy mô GDP hiện đứng thứ 11 trong toàn quốc, với nguồn thu ngân sách vượt mốc 20.000 tỷ đồng từ năm 2019 và từ năm 2017, Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố tự cân đối thu, chi và có đóng góp với ngân sách Trung ương.

Công tác phòng chống dịch nhất định sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, có một thực tế khác rất cần lưu ý, đó là trong năm 2020, thương mại quốc tế của Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm trước, qua đó giúp Việt Nam xuất siêu 19,1 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp đạt xuất siêu với mức thặng dư năm sau cao hơn năm trước.

Sang năm 2021, cả xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam đều có sự khởi đầu ấn tượng. Lũy kế từ đầu năm đến 15/2, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,46 tỷ USD, tăng mạnh gần 36,9% so với cùng kỳ 2020, tương đương con số tăng thêm hơn 10 tỷ USD. Còn tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 35,7 tỷ USD, tăng hơn 7 tỷ USD so với cùng kỳ 2020, tương đương gần 25,3%.

Thực tế này cho thấy, nếu chúng ta có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường mới với các đối tác quốc tế, thì cũng hoàn toàn có thể có các giải pháp phù hợp để bảo đảm lưu thông hàng hóa trong nước. Tình trạng bình thường mới, theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch hiệu quả.

Năm 2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” và muốn thực hiện điều này thì càng trong khó khăn, càng phải nỗ lực, “khó khăn gấp đôi thì nỗ lực gấp ba”. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ đầu tiên sau Tết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan tiếp tục tham mưu các giải pháp để chỉ đạo điều hành thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh ngay sau Tết trở lại nhịp điệu bình thường trong bối cảnh có COVID-19.

Thực hiện đúng yêu cầu này, chắc chắn cách tổ chức phòng chống dịch ở địa phương sẽ chủ động hơn, hiệu quả kinh tế hơn. Một điều cần rút ra từ Hải Dương là sự phối hợp ăn ý, đồng bộ, sự chia sẻ và cùng có trách nhiệm giữa các ngành, các địa phương, để chúng ta giữ được nhịp độ phát triển trong tình trạng bình thường mới.

Chính phủ điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw