Đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch tàu biển của khu vực

Từ đầu năm 2025 đến nay, hàng loạt siêu du thuyền đã liên tục cập cảng Việt Nam, đưa hàng nghìn du khách quốc tế đến khám phá vẻ đẹp đất nước. Điều này khẳng định tiềm năng to lớn của du lịch tàu biển - một “mỏ vàng” đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, để biến loại hình này thành “con gà đẻ trứng vàng”, ngành du lịch vẫn cần tháo gỡ nhiều rào cản, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và giữ chân du khách.

Khách du lịch tàu biển cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh THU HÀ)

Khách du lịch tàu biển cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng). (Ảnh THU HÀ)

Nhộn nhịp thị trường khách du lịch tàu biển

Với đường bờ biển dài 3.260 km, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng nhiều vịnh biển tuyệt đẹp và hệ thống cảng nước sâu thuận lợi cho tàu lớn neo đậu, Việt Nam sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển du lịch tàu biển. Nằm trên tuyến giao thương hàng hải sầm uất của khu vực, kết nối với nhiều thị trường du lịch tàu biển lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam đang có nhiều tín hiệu khởi sắc hứa hẹn sự bùng nổ của phân khúc du lịch cao cấp này. Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, trong tháng 1/2025, nước ta đón gần 2,1 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có gần 45.000 lượt khách đến bằng đường biển. Nhiều địa phương ven biển như Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Thành phố Hồ Chí Minh… đã liên tục đón nhiều du thuyền hạng sang cập bến những tháng đầu năm 2025. Mới đây, tàu Celebrity Solstice đã đưa hơn 3.000 du khách châu Âu và Mỹ đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ trong một tuần của tháng 2/2025, có tới ba chuyến tàu du lịch biển 5 sao đã đưa gần 3.300 khách quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang).

Cùng thời điểm, tàu Adora Cruise đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), mang 2.400 du khách quốc tế trên hành trình từ Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 2024, du lịch tàu biển Đà Nẵng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với 35 chuyến tàu và 42.500 lượt khách (tăng gấp 2,3 lần so với năm 2023); năm 2025 dự kiến còn bùng nổ hơn. Cảng Tiên Sa ước tính sẽ đón khoảng 76 chuyến tàu, với hơn 70.000 lượt khách, tăng 64% so với năm 2024, hứa hẹn một năm đầy triển vọng cho du lịch tàu biển thành phố.

Cũng vào cuối tháng 2/2025, tàu biển quốc tế Norwegian Spirit đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), đưa 1.900 du khách đến từ nhiều quốc gia. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, Khánh Hòa đã đón 7 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 12.500 du khách. Hạ Long cũng không kém cạnh khi có tới 60 chuyến tàu biển đăng ký cập bến trong năm 2025, dự kiến mang theo khoảng 90.000 khách du lịch đến Quảng Ninh. Thị trường này được dự báo sẽ còn nhộn nhịp hơn nữa bởi khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là mùa cao điểm của du lịch tàu biển. Không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm du lịch Việt Nam, việc các hãng tàu biển hàng đầu đưa dải đất hình chữ S vào lịch trình của họ còn mở ra cơ hội để nước ta thu hút phân khúc du khách cao cấp với mức chi tiêu lớn, đồng thời nâng tầm vị thế du lịch quốc gia trên bản đồ du lịch tàu biển quốc tế.

Gỡ “rào cản” để du lịch tàu biển bứt phá

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch tàu biển đến năm 2030 có xu hướng chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ tại khu vực châu Á. Đáng chú ý, loại hình du lịch này mang lại doanh thu cao hơn khoảng 40% so với du lịch bằng đường không hay đường bộ. Do đó, nếu khai thác đúng tiềm năng, du lịch tàu biển không chỉ trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của toàn ngành du lịch Việt Nam mà còn đóng góp đáng kể vào kinh tế đất nước. Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng đã xác định du lịch biển, đảo là loại hình cần ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, để trở thành điểm đến lý tưởng của các siêu du thuyền quốc tế, Việt Nam vẫn cần khắc phục nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Tiến sĩ Phạm Hà, Tổng Giám đốc kiêm nhà sáng lập Lux Group cho biết: Việt Nam có tới gần 30 tỉnh, thành phố ven biển có tiềm năng đón khách du lịch tàu biển nhưng đến nay, mới chỉ có một số nơi bước đầu khai thác được thị trường này như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh… Trong khi một số nước trong khu vực như Singapore sở hữu những cầu cảng chuyên dụng có khả năng đón được nhiều tàu lớn cùng lúc và tàu có thể cập cảng ngay trong bến thì nước ta vẫn còn thiếu trầm trọng những cảng chuyên cho du lịch biển.

Ở một số nơi, khách phải đi bộ khá xa mới đến được khu vực có xe đón đi tham quan. Nhiều trường hợp tàu khách không cập được cảng vì phải nhường chỗ cho tàu chở hàng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút và trải nghiệm của du khách. Thêm nữa, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, du khách khi cập bến rất muốn được giải trí, mua sắm, tìm hiểu về văn hóa địa phương. Song hiện nay, Việt Nam vẫn thiếu những sản phẩm, dịch vụ trên bờ đi kèm, cho nên chưa thể giữ chân du khách ở lại lâu, chi tiêu nhiều. Phần lớn du khách mới chỉ tham gia những tour khám phá điểm đến trong ngày đơn giản rồi lại về tàu. Vì thế, Tiến sĩ Phạm Hà đề xuất, cần phải có một chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển Việt Nam bứt phá, trong đó tập trung đầu tư phát triển hệ thống cảng biển riêng để đón khách tàu biển, với hệ thống cơ sở hạ tầng, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hiện đại, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

Ưu điểm của du khách tàu biển là số lượng đông, có thời gian và có điều kiện kinh tế, cho nên cần nghiên cứu để phát triển những sản phẩm du lịch có điểm nhấn, có sự khác biệt về trải nghiệm văn hóa nhằm tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam so với các điểm đến khác của khu vực trong cùng hành trình. Trước thực trạng chính sách visa dành cho khách tàu biển chưa thật sự linh hoạt, các thủ tục hải quan còn gây mất khá nhiều thời gian, Tiến sĩ Phạm Hà cho rằng cần phải đơn giản, giảm các thủ tục xuất nhập cảnh, thay vì giải quyết cho từng người, có thể cấp visa tập thể cho cả tàu, thậm chí miễn visa như cách một số quốc gia đang làm để khuyến khích du khách kéo dài thời gian lưu trú trên bờ và tăng mức chi tiêu.

Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, du lịch và dịch vụ biển đã được xác định là ngành cần ưu tiên hàng đầu để phát triển thành công, đột phá. Theo đó, bên cạnh chủ trương phải chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch biển, khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch biển… Chiến lược cũng nhấn mạnh nhiệm vụ phải xây dựng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế nhằm đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới, nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ… Hy vọng, với những bước đi chiến lược, sự đổi mới toàn diện và đầu tư đồng bộ, du lịch tàu biển Việt Nam sẽ bứt phá mạnh mẽ, đưa nước ta trở thành điểm đến du lịch tàu biển ấn tượng của khu vực và thế giới.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

fb yt zl tw