Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học: Sửa nhiều lần vẫn rối

Ngày 13/4, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã tổ chức góp ý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học với sự tham gia của nhiều đại diện sở, ngành, cán bộ quản lý từ các trường mầm non đến ĐH trên địa bàn TPHCM.

Vấn đề chăm lo chính sách cho nhà giáo vẫn còn mơ hồ trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Vấn đề chăm lo chính sách cho nhà giáo vẫn còn mơ hồ trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Mặc dù qua nhiều lần góp ý sửa đổi nhưng đến nay hai dự thảo luật này vẫn còn nhiều điểm “nghẽn”, chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra. 

Vẫn lo chính sách cho nhà giáo

Nhận định về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM, thẳng thắn: “Nhiều nội dung trong dự thảo luật còn quá chung chung, một số điều luật diễn giải y như nghị quyết Đảng, chưa đưa được triết lý giáo dục vào trong luật. Vì vậy, để luật đi vào cuộc sống cần thêm nhiều nội dung cụ thể hơn”. Bà Thảo cho rằng, chương trình giáo dục tổng thể hiện nay vẫn nặng tính hàn lâm, chạy theo thành tích, yêu cầu học sinh học thuộc lòng quá nhiều nên triệt tiêu sự sáng tạo của các em. Thêm vào đó, mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, đạo đức làm người chưa được quan tâm đúng mức, học sinh phải học lý thuyết rất nhiều nhưng không có kỹ năng vận dụng giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tế. 
Ở góc độ khác, GS Phạm Phụ lo lắng về quy định học phí theo mức thu nhập bình quân của người dân hiện nay không còn phù hợp điều kiện thực tế mới với nhiều đòi hỏi cao hơn về chất lượng giảng dạy. Mỗi năm ngân sách nhà nước dành hơn 20% chi cho lĩnh vực giáo dục đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với lĩnh vực mang tính đặc thù này. “Trong điều kiện ngân sách chi không thể tăng thêm, học phí khó tăng vì lo ngại tác động lớn đến xã hội, vậy chúng ta biết lấy nguồn nào để tăng lương giáo viên?”. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh, cho biết, muốn có hiệu quả giáo dục tốt cần quan tâm trước hết đời sống giáo viên. Bởi nếu xem giáo dục là hoạt động theo cơ chế dịch vụ, học sinh là khách hàng thì học phí chính là chi phí người học bỏ ra để được đáp ứng các nhu cầu về chất lượng đào tạo. Học phí cao hay thấp sẽ tương đồng các mức yêu cầu về chất lượng. 
Trước yêu cầu đó, bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) đề xuất, nên lấy kinh phí miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm - vốn không còn nhiều sức hút với học sinh lớp 12 trước lựa chọn xét tuyển ĐH-CĐ, dành cho việc đãi ngộ, hỗ trợ lương cho giáo viên để tăng sức thu hút, giúp các thầy, cô yên tâm công tác và gắn bó với nghề.

Né tránh nhiều vấn đề quan trọng

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, TS Trần Du Lịch cho biết, dự thảo lần này là lần thứ 5 sửa đổi, trong đó có tổng cộng 39 điều được sửa đổi và 2 điều bổ sung thêm, chiếm tỷ lệ 53% tổng số điều luật. Tuy nhiên, thay vì tập trung giải quyết các điểm “nghẽn” về tự chủ và quản trị đại học, quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học thì dự thảo lại có có thêm nhiều điều luật không cần thiết. Cụ thể, toàn bộ 9 điểm của điều 12, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học đều “hô khẩu hiệu theo kiểu đặt ra cho có, chính sách mơ hồ thì ban hành ra để làm gì, chỉ khiến toàn bộ luật thêm rối”. Đặc biệt, các vấn đề về “đại học phi lợi nhuận”, “thương mại hóa giáo dục” đang đặt ra bức thiết trong thời gian gần đây lại bị né tránh trong dự thảo lần này. TS Trần Du Lịch kiến nghị: Nên quy quản lý giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp về cùng một mối, tránh tình trạng hai bậc học có tính liên thông lại do hai bộ chủ quản tạo ra nhiều khó khăn cho cả người học lẫn đơn vị tổ chức giảng dạy. 
Theo đại biểu Võ Song Toàn, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, mục tiêu của các trường đại học hiện nay là cung cấp cho người học cả ba yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nhưng dự thảo luật chỉ xoay quanh hai yếu tố kiến thức và kỹ năng, bỏ quên việc giáo dục đạo đức, thái độ nghề nghiệp cho sinh viên. Mặt khác, theo ý kiến của nhiều đại biểu, nhiều khả năng hai dự thảo luật chưa ban hành đã có nguy cơ lạc hậu do không đề cập đến một số phát triển mới của ngành giáo dục như hình thức học tập tại nhà (home schooling), quy định điều kiện nhập học cho đối tượng con Việt kiều (không có hộ khẩu thường trú và khai sinh tại Việt Nam), một số loại hình đào tạo mới như trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp… 
Tổng hợp các ý kiến đóng góp, Thành ủy viên, Phó đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê đánh giá hai dự thảo luật còn thiếu tính đột phá, chưa thấy rõ mục tiêu giáo dục và đào tạo, còn nhiều nội dung cần được làm rõ mới có thể đi vào cuộc sống.

Báo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw