Du lịch Lào Cai - những giá trị đọng lại

LCĐT - Năm 2020 và 2021 là 2 năm dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành “công nghiệp không khói” của Lào Cai vốn đang phát triển mạnh. Năm 2020, hoạt động du lịch liên tục phải tạm dừng khiến doanh nghiệp du lịch lao đao. Hết năm, lượng khách du lịch đến Lào Cai chỉ đạt 2,2 triệu lượt, bằng 43,1% so với năm 2019.

Sang năm 2021, những làn sóng Covid-19 liên tiếp xảy ra khiến hoạt động du lịch gần như tê liệt trong suốt mùa hè và mùa thu. Đối mặt với khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải cắt giảm tối đa nhân sự, thanh lý một phần tài sản để cơ cấu lại mô hình kinh doanh. Thậm chí, nhiều khách sạn, nhà hàng phải rao bán để cắt lỗ và cơ cấu lại khoản nợ, phần lớn lao động trực tiếp và gián tiếp phải nghỉ việc, tìm việc làm mới. Hoạt động du lịch cũng theo đó giảm đến mức “chạm đáy”. Phải đến cuối năm 2021, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, chủ trương phòng, chống dịch thay đổi, du lịch Lào Cai mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và dần khởi sắc. Năm 2021, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 1,4 triệu lượt, hoàn toàn là khách nội địa.

Trong khó khăn, ngành du lịch Lào Cai không thể đứng yên nhìn “khối tài sản” phong phú, giàu tiềm năng “phơi nắng, phơi sương” mà đã sớm nắm bắt xu hướng du lịch an toàn, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… để thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách. Các cơ sở cũng chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp với thói quen du lịch của khách nội địa khi không có khách quốc tế.

Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng cốt lõi của du lịch Lào Cai.
Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng cốt lõi của du lịch Lào Cai.

Đánh giá về giá trị của ngành du lịch Lào Cai sau 2 năm vượt khó, ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định: Thành công của du lịch Lào Cai trong thời gian qua là chưa bao giờ ngành du lịch phải đưa ra thông báo đóng cửa. Cùng với đó, nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức thành công, an toàn, hiệu quả. Chúng tôi tiếp tục giữ vững thương hiệu “Lào Cai - điểm đến an toàn” và hoạt động du lịch đang phục hồi tích cực, thích nghi với tình hình mới.

Cùng quan điểm với Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương, chuyên gia quy hoạch du lịch đánh giá: Ở giai đoạn 2016 - 2019, du lịch Lào Cai có những bước phát triển nhanh, mạnh, trở thành “đầu tàu” của khu vực Tây Bắc nói riêng và Trung du, miền núi phía Bắc nói chung. Lào Cai không thể đứng ngoài tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng tỉnh đã có giải pháp kịp thời, linh hoạt, bắt kịp sự thay đổi của các xu hướng du lịch, đặc biệt là xu hướng du lịch an toàn. Vì vậy, Lào Cai vẫn là địa phương đón được lượng khách nội địa khá đông trong bối cảnh hoạt động du lịch nhiều địa phương “chạm đáy”.

Vượt qua giai đoạn khó khăn, du lịch Lào Cai có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong những tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, sau khi Chính phủ cho phép mở cửa hoàn toàn, Lào Cai đã đón những vị khách quốc tế đầu tiên. Quý I/2022, các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón 589.315 lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch ước đạt gần 2.100 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù lượng khách mới đạt khoảng 14,7% so với kế hoạch năm nhưng đây là tín hiệu cho thấy ngành “công nghiệp không khói” đang phục hồi.

Lượng khách du lịch tăng nhanh trở lại, tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, định hướng phát triển du lịch cho giai đoạn tiếp theo. Bám sát mục tiêu đưa phát triển du lịch trở thành lĩnh vực đột phá, mang tính chiến lược của giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh thành lập Sở Du lịch để gia tăng sức mạnh cho ngành kinh tế này, cũng như nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

“Nhìn từ tác động của đại dịch Covid-19 và những thành quả đạt được, ngành du lịch Lào Cai tiếp tục kiên định quan điểm phát triển du lịch an toàn, giàu bản sắc và bền vững, khẳng định thương hiệu Lào Cai là “điểm đến thiên nhiên, an toàn, hấp dẫn và khác biệt” - ông Hà Văn Thắng nói.

Ngành du lịch tập trung xây dựng “điểm đến thiên nhiên, an toàn, hấp dẫn và khác biệt.”
Ngành du lịch tập trung xây dựng “điểm đến thiên nhiên, an toàn, hấp dẫn và khác biệt.”

Ngành du lịch Lào Cai đang ưu tiên rà soát tài nguyên về du lịch, xây dựng khung chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2050, đề xuất các giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn. Đối với mục tiêu đưa du lịch trở thành lĩnh vực đột phá vào năm 2025, ngành du lịch tập trung vào việc nâng cao chất lượng, kiện toàn các sản phẩm du lịch hiện có; giải ngân các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển du lịch; triển khai các tiểu dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy liên kết vùng, hợp tác với các hãng lữ hành lớn để thu hút du khách tới Lào Cai; tập trung kích cầu, phục hồi du lịch giai đoạn hậu Covid-19; đẩy mạnh đào tạo, tập huấn để bù đắp lượng lao động du lịch thiếu hụt…

Vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn, bám sát định hướng, tầm nhìn chiến lược, nắm bắt cơ hội phục hồi, ngành du lịch Lào Cai được kỳ vọng tăng trưởng nhanh, sớm hoàn thành mục tiêu đưa du lịch trở thành lĩnh vực đột phá trong giai đoạn 2020 - 2025, góp phần giúp tỉnh phát triển nhanh, mạnh, vững chắc, tiếp tục là tỉnh phát triển tốp đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tạo tiền đề đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030 và trở thành tỉnh phát triển của cả nước vào năm 2045.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

fb yt zl tw