Đồng thuận, thống nhất cao trong xây dựng Đề án về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dự thảo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất rất cao từ phía Hội đồng Lý luận Trung ương, nhất là cơ sở lý luận, thực tiễn của Đề án và những nội dung cốt lõi đưa vào Nghị quyết.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Sáng 11/8, tại trụ sở Hội đồng Lý luận Trung ương, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì buổi làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo với Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổ Biên tập xây dựng Đề án, các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao Hội đồng Lý luận Trung ương đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ, có nhiều đóng góp trong thời gian qua, nhất là tích cực tham gia xây dựng Đề án, hoàn thành hai chuyên đề quan trọng Ban Chỉ đạo phân công.

Tại buổi làm việc, các đồng chí thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thống nhất, đánh giá cao sự chuẩn bị bài bản, công phu, khoa học, dân chủ của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; thống nhất, đồng tình với nội dung Đề án và cho rằng dự thảo Đề án là sản phẩm của trí tuệ tập thể, phản ảnh khái quát, cô đọng, tương đối đầy đủ kết quả nghiên cứu của các cấp ủy, tổ chức đảng, ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo và tiếp thu một cách phù hợp nhất ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trên cơ sở cân nhắc, giải quyết hài hòa các yếu tố: cải cách, đổi mới; giữ vững ổn định chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, định hướng XHCN và yêu cầu thực tiễn đất nước.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.

Mặc dù vẫn còn một số điểm cần được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để hoàn chỉnh nhưng về cơ bản dự thảo Đề án đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất rất cao từ phía Hội đồng Lý luận Trung ương, nhất là cơ sở lý luận, thực tiễn của Đề án và những nội dung cốt lõi đưa vào Nghị quyết. Nhiều ý kiến đồng tình với những lập luận, giải trình và hướng giải quyết của Ban Chỉ đạo về những vấn đề có ý kiến khác nhau.

Các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thống nhất đã có đầy đủ cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đó là:

Sự vận dụng sáng tạo, hợp lý tri thức về nhà nước pháp quyền của thế giới vào thực tiễn Việt Nam, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền, vừa mang những nét đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta, do Đảng lãnh đạo.

Sự đổi mới tư duy lý luận về nhà nước của Đảng ta, từ tư duy lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản sang tư duy lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN. Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những biến đổi to lớn, toàn diện hiện nay, việc tập trung xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của Nhà nước Việt Nam, là nguyện vọng và sự lựa chọn của nhân dân, phù hợp với xu hướng phát triển nhà nước trên thế giới, đã được Đảng ta cân nhắc kỹ lưỡng.

Đề án vừa tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới; vừa xác định những đột phá và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tiễn, có đổi mới và định hướng cho thời gian dài, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Các ý kiến cũng thống nhất cao Đề án đã được chuẩn bị bài bản, công phu, dân chủ, khoa học, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, giữ vững định hướng XHCN, nội dung được biên tập chặt chẽ về câu chữ, không có những sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Đề án vừa tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới; vừa xác định những đột phá và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tiễn, có đổi mới và định hướng cho thời gian dài, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Nguyên tắc xây dựng đề án là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng; cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những chủ trương, nhiệm vụ, quy định về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Cương lĩnh, Hiến pháp năm 2013, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và tư tưởng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Đối với những vấn đề mới mà Cương lĩnh, Hiến pháp, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chưa đề cập, chưa quy định hoặc những vấn đề chưa chín, chưa đủ rõ thì đặt ra nhiệm vụ định hướng nghiên cứu, triển khai trong giai đoạn từ sau năm 2030 đến năm 2045 khi có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung Đề án đã bao quát đầy đủ các vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như xây dựng và hoàn thiện thể chế; cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; đổi mới lập pháp; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; kiểm soát quyền lực nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân…; khái quát chính xác, khách quan về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền thời gian qua; các quan điểm, mục tiêu, đột phá, nhiệm vụ, giải pháp được nêu phù hợp, bám sát thực tiễn và có tính khả thi.

Chủ tịch nước yêu cầu Tổ Biên tập tiếp thu đầy đủ các ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Đề án và cho rằng trong thời gian tới, sau khi Nghị quyết được thông qua, Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ có nhiệm vụ rất quan trọng là tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, góp phần hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, trọng trách cao cả nhưng cũng rất nặng nề mà toàn Đảng, toàn dân ta phải cùng nhau nỗ lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững trong nhiều năm tới.

Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về bố trí điều động, luân chuyển một số chức danh, cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương đã tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ về lâu dài...

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

fbytzltw