Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2012, môn lịch sử một lần nữa lại ở vị trí “chót bảng” với hàng ngàn điểm 0.
Số lượng bài thi môn sử trong kỳ thi Đại học vừa qua, điểm dưới trung bình chiếm đến 80-90%. Thậm chí có trường điểm sử cao nhất chỉ dừng lại ở con số 5,25.
Tại sao có tình trạng này? Và làm thế nào để cải thiện tình hình dạy và học môn lịch sử ở các cấp học phổ thông? Phóng viên VOV phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
PV: Thưa GS.TSKH Vũ Minh Giang, trước thực trạng hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử trong kỳ tuyển sinh đại học vừa qua và cách hành xử của một bộ phận giới trẻ với các di tích lịch sử, là người làm trong ngành giáo dục và có nhiều năm nghiên cứu lịch sử, ông có suy nghĩ gì?
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Đây là cả một vấn đề hết sức lớn. Tôi thiên về suy nghĩ không nên trách giới trẻ. Họ thờ ơ với lịch sử cha ông, chưa chú ý đúng mức đến các di tích lịch sử, tất nhiên, có những lỗi của họ trong cách hành xử. Nhưng, nhìn rộng ra thì phải xem xét lại những người có trách nhiệm, từ những người quản lý ngành giáo dục cho đến các nhà sử học và xã hội.
Chúng ta phải cho họ hiểu, lịch sử không phải môn học bình thường mà là hình thức để dung dưỡng, giáo dục, truyền cho thế hệ trẻ những tình cảm với dân tộc và văn hóa mình. Đó cũng là nền tảng văn hóa rất cần thiết và trang bị kiến thức vào đời.
Tôi có dịp công tác ở nước ngoài, có cơ hội tiếp xúc với học sinh nước ngoài. Khi được hỏi họ thích môn gì nhất, đa số các em học sinh, sinh viên đều trả lời thích môn lịch sử. Sau đó, tôi tìm hiểu thì hóa ra, không phải là tự thân loại hình kiến thức này hấp dẫn học sinh mà là do quan niệm, những hiểu biết về lịch sử còn là biểu hiện về trí tuệ, tư duy bác học. Với ý nghĩa đó, họ muốn tìm hiểu về kiến thức lịch sử.
PV: GS Phan Huy Lê -Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Tôi hoàn toàn chia sẻ với nhận định của giáo sư Phan Huy Lê. Lịch sử như tôi đã nói không phải là môn học bình thường. Nhưng hiện nay, thời lượng dành cho nó rất ít và vị thế với các môn học khác cũng không cao. Đấy là chưa kể, khi chúng ta chia khối ra thi thì những thí sinh thi khối A hay B hoàn toàn không quan tâm các môn khoa học và xã hội nhân văn, trong đó có lịch sử. Theo tôi, ý kiến của GS Phan Huy Lê là một lời cảnh báo mà chúng ta phải xem xét nghiêm túc.
Sách giáo khoa của chúng ta đầy những sự kiện, số liệu mà không dễ gì nhớ được. Những sự kiện đó lại đầy những nhận định chủ quan buộc học sinh phải chấp nhận và hình thức giáo dục rất nghèo nàn. |
PV:Có ý kiến cho rằng, chính sách giáo khoa lịch sử là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh không thích học lịch sử. Theo ông, nguyên nhân sâu xa của việc học sinh không thích học lịch sử là gì?
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Tôi rất kỳ vọng vào công cuộc đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục Việt
Chúng ta phải dạy cho học sinh về phương pháp, dạy cho họ cách tư duy, xử lý vấn đề và kỹ năng. Môn lịch sử sẽ phải là môn đi đầu trong việc chuyển đổi này.
Sách giáo khoa của chúng ta đầy những sự kiện, số liệu mà không dễ gì nhớ được. Những sự kiện đó lại đầy những nhận định chủ quan buộc học sinh phải chấp nhận và hình thức giáo dục rất nghèo nàn, trong sách chỉ có chữ. Những điều đó rất khó tạo ra sự hấp dẫn của môn học đáng nhẽ rất hấp dẫn.
Kinh nghiệm những nước khác chỉ đưa vào sách kiến thức tối thiểu, từ đó tạo ra những phương án khác nhau, tạo hứng thú cho người đọc tìm hiểu trong sách, trong tài liệu và trong thư tịch. Rồi những chương trình ngoại khoá bắt buộc như đến bảo tàng hay tổ chức cho học sinh xem phim, ảnh… khiến cho môn học trở nên hấp dẫn. Cách đổi mới của chúng ta phải học theo nước ngoài.
PV:Ông thấy sao khi trong những cuộc thi kiến thức, những chương trình giải trí trên truyền hình, thấy nhiều người dự thi không nắm được kiến thức rất phổ thông. Cái đó là do bản thân người học hay do ảnh hưởng của giáo dục?
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Có nhiều nguyên nhân. Tôi có theo dõi những chương trình đó. Những câu hỏi đưa ra đều quá chi tiết, quá cụ thể. Mà kinh nghiệm họ đưa vào kỳ thi có tính chất đại chúng thì phải chọn những câu hỏi về lịch sử nhưng phải có nhiều người quan tâm hoặc làm cho họ phát huy về tính suy luận hơn là chi tiết cụ thể.
Thứ 2 là trong các chương trình giảng dạy của chúng ta nặng nề về chi tiết các sự kiện, đến mức người ta bão hòa và sợ, nên muốn đưa vào đầu người ta cũng không được. Cho nên có sự hổng kiến thức. Thay vì muốn đưa vào ngay lập tức thì tìm cách để họ tự trang bị kiến thức đó, làm họ thích thú với việc tìm hiểu lịch sử.
Quan trọng nhất của việc dạy sử là dạy cho học sinh tình yêu Tổ quốc, yêu dân tộc. |
PV:Ngày xưa cũng dạy như vậy mà học sinh học tốt còn bây giờ thì không. Phải chăng, phương pháp giáo dục có vấn đề, thưa Giáo sư?
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Hoàn cảnh xưa và nay rất khác nhau. Trước chỉ có thư viện và sách, thầy giáo nói điều gì thì quý vô cùng bởi không có cách nào khác để tiếp nhận. Còn bây giờ, thanh niên tiếp xúc với vô vàn những kênh, phương tiện thông tin.
Để cho người học hiện nay phải tập trung vào cái gì đó thì phương thức phải thay đổi một cách căn bản. Không phải là phương pháp của chúng ta kém đi mà chúng ta chưa đổi mới kịp nên có độ "vênh". Học trò có nhiều kênh nhưng nhiều khi thầy lại chỉ muốn 1 kênh trực tiếp ở nhà trường.
PV: Có đề nghị đưa môn lịch sử vào tất cả các khối thi đại học, bắt buộc phải thi lịch sử. Ông nghĩ sao về đề xuất này?
GS.TSKH Vũ Minh Giang: Đây cũng là một trong những ý tưởng đề cao vị thế của lịch sử, không coi là môn học thông thường mà là hình thức dung dưỡng tình cảm, ý thức với lịch sử và văn hóa dân tộc. Cũng có ý kiến cho rằng phải coi lịch sử là môn cơ bản. Thi thế nào là việc phải bàn nhưng đưa kiến thức lịch sử vào để kiểm tra những kiến thức cơ bản về thí sinh là một ý hay. Tôi nghĩ rằng nên kiên trì theo hướng này.
Chính nhu cầu của xã hội sẽ tạo ra mọi sự thay đổi. Hãy giải quyết triệt để việc dạy và học lịch sử theo chuỗi nhu cầu liên quan để đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Quan trọng nhất của việc dạy sử là dạy cho học sinh tình yêu Tổ quốc, yêu dân tộc./
PV: Xin cám ơn GS.TSKH Vũ Minh Giang./.