Độc đáo trang phục cô dâu của người Nùng Dín

LCĐT - Lào Cai có nhiều nhóm dân tộc Nùng với trang phục khá giống nhau và gần như trang phục người Tày, người Giáy. Đối với nữ giới, từ lứa tuổi thanh thiếu niên đến trung niên đều mặc quần đen, áo màu xanh, hồng hoặc áo đen xẻ nách, cài cúc vải. Riêng trang phục cô dâu người Nùng Dín có sự khác biệt rõ nét, từ hình dáng đến chất liệu vải và kỹ thuật may, thêu.

Độc đáo trang phục cô dâu của người Nùng Dín ảnh 1
Trang phục cô dâu (giữa ảnh) có khác biệt lớn so với trang phục thường ngày (2 bên).

Bộ trang phục cô dâu của người Nùng Dín được làm rất kỳ công, thường làm từ vải mộc nhuộm chàm, nhưng được miết bóng trên mặt bằng đá xanh. Trên các viền cổ áo, ống tay, đầu khăn và mặt hài được thêu hoa văn phong phú, gồm: Mây, con bướm, dây leo, lá cây dương xỉ, cây thông… với các loại màu chủ yếu như hồng, tím, xanh đen xen nhau tượng trưng cho phong cảnh thiên nhiên nơi người Nùng sinh sống.

Hài (giày) được làm theo kiểu mũi cong hình thuyền giống hài thêu của các bậc vương giả thời phong kiến. Trên cổ áo và khăn đội đầu được đính hạt cườm bằng bạc theo hình núi non, sóng nước. Cúc áo được làm bằng bạc trắng, có thể làm cúc đơn hoặc cúc kép.

Bộ trang phục cô dâu thường đi kèm trang sức gồm vòng cổ (xà tích), vòng tay, trâm cài đầu và khuyên tai đều làm bằng bạc trắng. Tùy theo điều kiện kinh tế của nhà trai mà bộ trang phục và trang sức của cô dâu có lượng bạc trang trí nhiều hay ít, thường dao động từ 6 đồng đến khoảng 20 đồng bạc trắng. Bởi vậy, bộ trang phục cô dâu là của cải quý giá trong lễ thách cưới của người Nùng Dín.

Theo cuốn Văn hóa dân gian các dân tộc Lào Cai - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (năm 2016), bộ trang phục của cô dâu Nùng Dín gắn liền với một sự tích dân gian được truyền lại qua nhiều thế hệ. Truyện cổ dân gian kể rằng từ thời xa xưa, có một cô gái người Nùng xinh đẹp, thông minh, khôn khéo và đặc biệt biết bay nhảy như chim. Thế nhưng, do cuộc sống khó khăn, nghèo túng, cô phải đi làm thuê cho nhà vua với những công việc vất vả. Một hôm, nhân lúc nhà vua đi vắng, cô gái bèn bay đi tìm cuộc sống tự do nhưng không may bị bắt lại. Cuộc sống làm mướn trước đây đã vô cùng cơ cực, trốn đi bị bắt lại cô càng bị hành hạ khổ sở hơn. Ngoài thời gian đi làm đồng áng, lúc ở nhà, cô bị nhà vua sai quân lính đánh đập, buộc chặt đôi cánh tay biết bay và treo cối xay lên để cô không bay được; dùng xích sắt tròng cổ và tra tấn bằng nhiều hình thức man rợ…

Sau này, khi ông vua độc ác mất đi, người con gái Nùng mới được tự do làm ăn, sinh sống và xây dựng gia đình. Xuất phát từ câu chuyện trên, người Nùng thường búi váy phía sau tựa như đuôi chim, làm 2 chiếc trâm đinh bằng bạc cài trên đỉnh đầu, 2 khuyên tai tựa hình con chim, vòng cổ tựa dây xích, vòng tay bằng bạc (người Nùng gọi là còng tay) và hàng cúc bạc 8 cái gắn xúng xính trên ngực để nhớ tới cuộc đời cơ cực của cô gái Nùng xưa. Từ đó đến nay, mỗi khi con gái Nùng Dín trưởng thành, xuất giá, nhà gái bao giờ cũng thách cưới bộ trang phục cổ truyền để cô dâu mặc trong đám cưới hoặc mỗi khi trẩy hội.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

fb yt zl tw