Độc đáo ngôi nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

LCĐT - Về xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), du khách sẽ thấy thấp thoáng dưới tán cọ là những nếp nhà sàn truyền thống vững chãi và cổ kính của đồng bào Tày. Nhìn từ xa, ngôi nhà sàn của người Tày như cây nấm khổng lồ, khiến cho bản làng Tày toát lên vẻ đẹp rất riêng, hòa hợp với thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Độc đáo ngôi nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô ảnh 1
Nhà sàn truyền thống.

Không giống với phương cách sống du canh, du cư của nhiều dân tộc thiểu số khác, người Tày luôn có tư tưởng ổn định nơi ở, từ đó mới tính chuyện làm kinh tế. Từ quan niệm đó đã hình thành nên nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn. Ngôi nhà sàn không chỉ là nơi cư ngụ truyền thống của gia đình, dòng họ người Tày mà còn là “cái nôi” diễn ra sinh hoạt văn hóa và thờ cúng tổ tiên.

Theo quan niệm từ cha ông để lại, người Tày rất coi trọng nơi đặt nhà, hướng nhà phải trùng với hướng núi, rộng, thoáng và đặt làm sao cho hài hòa với thiên nhiên, đặc biệt phải gần nguồn nước. Do đó, những ngôi nhà sàn của đồng bào Tày Nghĩa Đô đều đặt ở địa thế cao ráo, thoáng mát, lưng tựa vào núi, mặt quay ra suối hoặc cánh đồng. Cho đến nay, người Tày Nghĩa Đô đã qua 5 “thế hệ” nhà đó là: lều, nhà lều, nhà quan ma, nhà cai tư, nhà con thong có một hành lang chạy dọc theo sàn nhà.

Theo tập quán dựng nhà từ xưa, người Tày dựng gian nhà theo số lẻ 3,5,7; kiêng dùng số chẵn, nhất là nhà 4 gian vì trùng với số tử (sinh, lão, bệnh, tử). Trong ngôi nhà có bố trí trong, ngoài, trên, dưới, vị trí trang trọng nhất làm nơi thờ gia tiên. Đồng bào Tày Nghĩa Đô đặt bếp nấu ăn ở gian chính giữa nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia đình; khuôn bếp chính giữa rộng tầm 1,2 m, thờ thần lửa ở 4 góc. Nhiều nhà còn lắp một khuôn bếp phụ ở gian trái trong của ngôi nhà, chủ yếu để các cụ già dùng, một dựng ở gian riêng để chế biến thức ăn. Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Khi đón khách quý, chủ nhà phải xuống tận chân cầu thang chào mời khách lên nhà.

Bản làng của đồng bào Tày ở Nghĩa Đô.
Bản làng của đồng bào Tày ở Nghĩa Đô.

Ngôi nhà sàn với những vật dụng phục vụ sinh hoạt hằng ngày được coi là “di sản văn hóa” của người Tày, thể hiện rõ nét độc đáo và đặc sắc, đây vừa là tổ ấm của mỗi gia đình, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng. Những ngôi nhà sàn còn là điểm nhấn đặc biệt đối với du khách khi đến với Nghĩa Đô. Hiện nay, Nghĩa Đô còn khoảng 84% nhà sàn trên tổng số nhà ở trên địa bàn. Một số ngôi nhà đã được xây dựng bằng vật liệu xi măng nhưng vẫn mang kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày. Đây cũng được xem như một địa điểm chek-in lý tưởng của du khách trong hành trình khám phá mảnh đất Nghĩa Đô thanh bình...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw