Đồ gỗ Việt lần đầu có mặt tại Hội chợ ngoại thất sân vườn lớn nhất nước Anh

Việc giới thiệu sản phẩm đồ gỗ tại Source Garden là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước nâng cao nhận thức về thương hiệu Việt Nam thông qua kết nối với nhiều nhà bán lẻ Anh và châu Âu.

Sản xuất gỗ nội thất tại Công ty TNHH nội thất Mạnh Hệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sản xuất gỗ nội thất tại Công ty TNHH nội thất Mạnh Hệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo phóng viên TTXVN tại Anh, khoảng 15 doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ ngoại thất, đồ gỗ và mỹ nghệ sân vườn (Source Garden) diễn ra tại thành phố Birmingham từ ngày 10 - 12/9, thu hút sự chú ý lớn từ các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng Anh ngay lần ra mắt Hội chợ ngoại thất sân vườn lớn nhất Vương quốc Anh.

Diễn ra tại NEC Birmingham, trung tâm triển lãm quốc gia lớn nhất nước Anh, Source Garden thu hút 700 - 800 doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm đồ gỗ, mỹ nghệ, công nghệ trang trí sân vườn và khoảng 7.000 nhà bán buôn, bán lẻ và các trung tâm làm vườn.

Giám đốc sự kiện, bà Suzanne Ellingham, cho biết Source Garden là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ hàng nghìn khách hàng Anh và châu Âu tìm kiếm nguồn hàng cũng như kỹ thuật sản xuất mới trong lĩnh vực làm vườn và trang trí sân vườn.

Tham gia hội chợ, gian hàng Việt Nam trưng bày và giới thiệu các dòng sản phẩm đồ gỗ, mỹ nghệ ngoài trời đa dạng được làm từ những vật liệu trồng tại Việt Nam đạt chứng chỉ quốc tế về phát triển rừng bền vững cùng các vật dụng trang trí vườn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà bán lẻ và người tiêu dùng Anh cũng như quốc tế.

Các mẫu sản phẩm và cuốn catalogue trưng bày đến từ các công ty Woodsland, Pisico, Thiện Tâm, Hoàn Cầu, Bình Phú, Đặng Thành, Bamboo King Vina, Thiên Bắc, Woodsland, Bình Nguyên, Artex Nam An, Hoàng Hưng, Thiên Bắc.

Các sản phẩm được giới thiệu thông qua Thương vụ Việt Nam tại Anh và công ty K&P Global Ltd, một doanh nghiệp Anh kết nối các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam qua sàn giao dịch điện tử the Popular.

Bà Hoàng Lê Hằng, Bí thư thứ nhất Thương vụ Việt Nam tại Anh, cho biết gian hàng Việt Nam thu hút rất đông khách ngay ngày đầu tiên của hội chợ, cho thấy sự quan tâm và nhu cầu của khách hàng Anh đối với các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam.

Theo bà, giới thiệu sản phẩm tại Source Garden là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước nâng cao nhận thức về thương hiệu Việt Nam thông qua kết nối với nhiều nhà bán lẻ Anh và châu Âu.

Theo Giám đốc sự kiện Ellingham, đồ ngoại thất ngoài trời nói chung và sân vườn nói riêng hiện là phân khúc bán lẻ đang phát triển tại Anh.

Tất cả những doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Source Garden đều là những doanh nghiệp có uy tín với sản phẩm đảm bảo chất lượng. Vì vậy, hội chợ là nơi tốt nhất để các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng, kinh doanh đồ ngoại thất sân vườn tìm hiểu nhu cầu, xu hướng phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm cơ hội và xây dựng quan hệ kinh doanh lâu dài.

Bà Ellingham bày tỏ rất vui vì lần đầu tiên Việt Nam góp mặt tại hội chợ và mong muốn Việt Nam sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trường Anh. Bà khẳng định với danh tiếng về chất lượng đồ gỗ nội ngoại thất, Việt Nam từ lâu đã được coi là một trong những nhà cung ứng tiềm năng lớn đối với người mua ở Anh, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ đồ ngoại thất sân vườn.

Các nhà phân phối lớn nhất tại Anh hiện đang muốn mở rộng kinh doanh tại các thị trường mới, và các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này để xây dựng các mối quan hệ đối tác lâu dài.

Về phần mình, bà Hoàng Lê Hằng nhận định xu hướng đề cao sân vườn trong giao lưu và giải trí của người dân Anh, quá trình đô thị hóa nhanh và điều kiện sống được cải thiện đã làm tăng nhu cầu về đồ gỗ mỹ nghệ ngoài trời trang trí sân vườn, nhà bếp, quán rượu, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, dự kiến thúc đẩy thị trường phát triển.

Theo Tạp chí Làm vườn, 87% hộ gia đình ở Anh có sân vườn và số tiền chi cho các sản phẩm sân vườn ở Anh mỗi năm dự kiến sẽ đạt hơn 6,5 tỷ bảng (khoảng 8,45 tỷ USD) vào năm 2025.

Bà Hằng kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam tận dụng nhu cầu lớn này, đồng thời cho biết doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Thương vụ Việt Nam tại Anh, cụ thể là thông tin về nhu cầu, tiêu chuẩn, thị hiếu tiêu dùng và quy định của thị trường.

Ngoài ra, Thương vụ cũng tích cực kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Anh chuyên kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, đồng thời tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ Việt Nam, hướng dẫn doanh nghiệp cách tiếp cận và phát triển kinh doanh tại thị trường Anh.

Ông Raymond Tenent, Quản lý phát triển kinh doanh của công ty K&P Global Ltd, nhận định Brexit là cơ hội bán hàng rất tốt đối với Việt Nam, bởi sau khi rời Liên minh châu Âu (EU), Anh đang tìm các nguồn cung bên ngoài châu lục.

Tuy nhiên, để cạnh tranh với các nhà sản xuất châu Á, các nhà sản xuất Việt Nam cần chủ động nghiên cứu kỹ nhu cầu và xu hướng thị trường, cũng như các dòng sản phẩm đang bán chạy phù hợp với thị trường Anh.

Ông Tenent cho rằng nghiên cứu và đáp ứng đúng nhu cầu sẽ mang tính quyết định để Việt Nam có thể mở rộng thị trường Anh và điều này hoàn toàn có thể thực hiện online.

Theo số liệu năm 2023 của Văn phòng thống kê quốc gia Anh, Việt Nam là nhà cung cấp đồ gỗ mỹ nghệ lớn thứ 5 của Anh, sau Trung Quốc, Italy, Ba Lan và Đức.

Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam sang Anh đạt 124,8 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2023, con số này là gần 195 triệu USD, chiếm 3,1% tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw