Điển hình dân vận khéo ở Thái Niên

LCĐT - Đảm nhận vai trò bí thư chi bộ 5 năm nay, chị Lưu Nguyệt Anh ở thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) luôn gương mẫu, tích cực vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, nổi bật là phong trào xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Là người nhanh nhẹn, tích cực với việc làng, việc xóm nên nhiều năm qua, chị Lưu Nguyệt Anh được đảng viên, quần chúng tin tưởng bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Múc. Vẫn biết đây là công việc chẳng dễ dàng, vậy mà một phụ nữ nhỏ bé như chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị và chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương.

Chị Lưu Nguyệt Anh chăm sóc diện tích cây ăn quả của gia đình.
Chị Lưu Nguyệt Anh chăm sóc diện tích cây ăn quả của gia đình.

Đi trên tuyến đường vào thôn được đổ bê tông, 2 bên đường các loại hoa đua nhau khoe sắc, chúng tôi biết, để có hạ tầng như hiện nay, phần lớn là từ nguồn xã hội hóa. Chỉ tính riêng con số đóng góp bằng tiền (4,3 tỷ đồng) của người dân trong thôn là minh chứng rõ nhất cho tài dân vận của nữ bí thư chi bộ này.

Kể về những ngày đầu địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới, chị Nguyệt Anh không quên những gian nan, vất vả. Chị cho biết: Trước đây, cuộc sống của người dân trong thôn còn khó khăn nên việc đóng góp về vật chất xây dựng nông thôn mới rất hạn chế. Mặt khác, người dân đã quen với việc nhà nước đầu tư các công trình công cộng như điện, đường, trường, nhà văn hóa nên khi vận động đóng góp tiền, ngày công thực hiện các tiêu chí hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới rất khó khăn. “Với phương châm nắm rõ chính sách và vận dụng phương pháp “mưa dầm thấm lâu”, tôi kiên trì đến từng hộ tuyên truyền, đồng thời lồng ghép trong các buổi họp thôn, sinh hoạt các chi hội để vận động, nhờ đó đã nhận được sự đồng thuận của bà con” - chị Nguyệt Anh nói.

Trong các phong trào thi đua của thôn, gia đình chị luôn tiên phong thực hiện, sau đó vận động anh em, họ hàng rồi mới đến những hộ khác. Đơn cử như trong xây dựng hạ tầng nông thôn, chị vận động mẹ đẻ ủng hộ 120 triệu đồng để xây mới 2 phòng học mầm non. Đối với những hộ khó khăn về kinh tế nhưng có nhân lực, chị vận động tham gia lao động trực tiếp thay việc đóng góp tiền. Chị còn kêu gọi những người con của quê hương đi làm xa, những nhà hảo tâm trong và ngoài xã góp sức xây dựng nông thôn mới. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, chị đã vận động người dân trong thôn hiến hơn 12 nghìn m2 đất, đóng góp hơn 4,3 tỷ đồng mở mới đường giao thông, đổ bê tông đường, làm đường điện chiếu sáng, đường hoa và các công trình công cộng khác như sửa chữa nhà văn hóa, lớp học mầm non, mở rộng nghĩa trang nhân dân, xóa nhà tạm...

Với vai trò Bí thư Chi bộ, chị Nguyệt Anh đã chỉ đạo các chi hội, đoàn thể của thôn vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với lợi thế đất bãi ven sông, chị khuyến khích các hộ mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như na, táo, bưởi. Khi diện tích cây ăn quả phát triển ổn định, chị đề xuất với chính quyền xã thành lập Hợp tác xã bưởi Múc nhằm nâng cao giá trị và tạo thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm. Thôn hiện có 43 ha bưởi Múc, 3 ha đại táo, 2 ha na, mang lại nguồn thu nhập khá, nhờ đó đời sống người dân trong thôn ngày được nâng cao. Thôn chỉ còn 7 hộ nghèo (giảm 88 hộ so với năm 2016), thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 38 triệu đồng, tăng 20 triệu so với năm 2016.

Với những nỗ lực trong công tác, chị Lưu Nguyệt Anh đã vinh dự được nhận Thư khen của Bí thư Tỉnh ủy về Điển hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2016 - 2020. Chị còn nhận được nhiều Giấy khen của xã, của huyện vì những thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

fb yt zl tw