Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phóng viên: Trước hết, xin đồng chí đánh giá kết quả sau nửa chặng đường thực hiện mục tiêu về tỷ lệ che phủ rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI?

Đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh: Kết thúc năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Lào Cai đạt 56,07%, tổng diện tích có rừng là 356.584 ha. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ che phủ hơn 60% (diện tích rừng tăng thêm là 25.011 ha, tương đương 3,93%).

z5339654158107_0f305964a6560674a431dac11391a961.jpg

Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì ngay sau khi tái lập tỉnh, Lào Cai đã quan tâm đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng và diện tích rừng tăng mạnh từ 28% (năm 1992) lên 56,07% (năm 2020), trong đó đa số diện tích đất lâm nghiệp gần khu dân cư, giao thông thuận lợi đã được đưa vào trồng rừng, chỉ còn lại những diện tích nhỏ lẻ, manh mún, ở xa khu dân cư, đồi núi dốc, đất xấu, giao thông khó khăn, ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, không có nguồn lực để trồng rừng.

Do vậy, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ che phủ đạt hơn 60%, ngành nông nghiệp và các địa phương phải tập trung quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, chăm sóc tốt diện tích cây trồng chưa thành rừng, trồng lại diện tích rừng sản xuất đã khai thác. Đặc biệt, trong năm 2021 và đầu năm 2022, toàn tỉnh phải tổ chức trồng mới, khoanh nuôi hơn 19.000 ha rừng để đến hết năm 2025 cây đủ chiều cao và độ tàn che thành rừng.

z5339654203001_277fe7adecbbff19d91f1bda2d17dcf0.jpg

Xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ trên, ngay từ cuối năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Đề án Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025 (Đề án 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020). Tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên giai đoạn 2021 - 2025 cho các huyện, thị xã, thành phố.

Cùng với đó, đề nghị huyện ủy, HĐND, UBND cấp huyện huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, hạt kiểm lâm các địa phương hướng dẫn người dân rà soát, chuẩn bị quỹ đất; các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống chuẩn bị hạt giống, cây giống đủ cho trồng rừng. Tập trung phát dọn thực bì, cuốc hố, trồng rừng đúng thời vụ, đúng kỹ thuật, đúng quy hoạch; khuyến khích người dân trồng các loài cây gỗ đa mục đích, cây có giá trị kinh tế cao. Chỉ đạo các chủ rừng rà soát các diện tích đất có cây gỗ, tre, vầu, nứa… tái sinh đủ tiêu chí để khoanh nuôi tái sinh thành rừng tự nhiên. Trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ các xã vùng II, vùng III trồng rừng sản xuất (10 triệu đồng/ha), đồng thời cho phép lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị để nâng cao thu nhập cho người dân...

z5339654171759_93a168ce82c4de1baa6318dc58eda01c.jpg

Với những giải pháp trên, trong 2 năm 2021 và 2022, toàn tỉnh trồng mới được 14.818 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 11.794 ha rừng. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 của tỉnh đạt 58,5%, tăng 2,43% (tương đương tăng 15.465 ha rừng) so với năm 2020. Đây là những diện tích rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh từ trước năm 2020 đã đủ tiêu chí thành rừng.

Phóng viên: Theo kết quả công bố diễn biến rừng năm 2023, tỷ lệ che phủ toàn tỉnh đạt 58,5%. Như vậy, để đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra (tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 60%) thì tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Lào Cai cần tăng thêm 1,5%. Vậy, việc thực hiện mục tiêu này như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh: Để năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 60% thì diện tích rừng phải tăng thêm 9.546 ha. Theo kết quả theo dõi, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2023, toàn tỉnh còn hơn 12.844 ha cây trồng và 10.344 ha khoanh nuôi tái sinh từ đầu năm 2022. Vì vậy, nếu thời tiết thuận lợi, không xảy ra cháy rừng lớn và diện tích rừng trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, khoanh nuôi chưa thành rừng sinh trưởng, phát triển tốt thì hoàn toàn có thể đạt tỷ lệ che phủ hơn 60% vào cuối năm 2025.

z5339654190820_16e15802db4a2e5dc640589b5d0539ce.jpg

Phóng viên: Tính đến hết năm 2023, diện tích đất có rừng toàn tỉnh là 391.144,8 ha. Hiện diện tích rừng đủ tiêu chí để tính tỷ lệ che phủ rừng là 372.381 ha. Như vậy, toàn tỉnh vẫn còn diện tích rừng tương đối lớn chưa đưa vào tính tỷ lệ che phủ. Nếu đến năm 2025, diện tích này đủ điều kiện để tính tỷ lệ che phủ thì chúng ta có thể vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra?

Đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh: Diện tích rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh có khả năng đủ tiêu chí thành rừng của tỉnh Lào Cai đến cuối năm 2025 hơn 23.000 ha. Dự kiến trong 2 năm (2024 - 2025) diện tích rừng sẽ giảm khoảng 10.000 - 12.500 ha do chuyển mục đích sử dụng rừng để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (khoảng 1.000 - 1.500 ha), rừng trồng sản xuất đến thời kỳ khai thác (khoảng 9.000 - 11.000 ha). Ngoài ra còn do các nguyên nhân như bão lũ, cháy rừng, phá rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới nhưng không đủ tiêu chí thành rừng. Vì vậy cho tới nay, mục tiêu của chúng ta vẫn là phấn đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ che phủ đạt hơn 60%.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí đã trả lời phỏng vấn!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw