Di tích 300 năm bị đổ nát

Chùa Giác Viên được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993, đã bị đổ nát sau 10 năm dài chờ trùng tu.

Mái ngói, vách tường bị hư hỏng, sụp đổ.
Mái ngói, vách tường bị hư hỏng, sụp đổ.

Đến chùa Giác Viên (161/85/20 Lạc Long Quân, P.3, Q.11, TP.HCM) vào những ngày giữa mùa mưa, mới thấy di tích hoang tàn và có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

“Cứ nói trùng tu mà suốt 10 năm chẳng thấy”

Phần mái kiến trúc chính điện của chùa đã cũ nát, ngói xô lệch, rơi vỡ, thủng dột nhiều chỗ. Các sư cho biết: Hệ thống mái ngói chùa bị nước mưa xối vào, gây ẩm thấp, nấm mốc, rêu phong không thể ngăn được. Phần nội thất bằng gỗ, tượng thờ và đồ thờ tự trong chính điện vì thế bị hư hại theo, bong tróc, ẩm mốc, ngả màu, mối mọt.

Khu vực đông lang của chùa nhiều chỗ đã sụp đổ, tan hoang, rêu xanh mọc phủ nhiều nơi, hệ thống kèo cột mối mọt nghiêm trọng, đang có nguy cơ sụp xuống bất cứ lúc nào. Hiện nhà chùa đã phải nhờ những người làm công, gia cố phần hư hỏng, bó các đoạn xà nóc bị mối mọt, mục ruỗng bằng vỏ xe gắn máy, dây thép hoặc lấy thang chống đỡ tạm bợ. “Sửa chữa như thế rất nguy hiểm vì chùa có thể đổ sập, nhất là trong mùa mưa gió”, một vị sư nói. Ngay cả khu tây lang được trùng tu năm 1991 nay cũng đã đứng trước nguy cơ sụp đổ bởi cột kèo cũng bị hư hại rất nhiều. Hệ thống cửa trong khu vực chính của chùa nhiều chỗ đã bị mối mọt, mục ruỗng làm sụm xà, đai, khiến cửa nghiêng ngả.

Đặc biệt 153 pho tượng thờ trong chùa, chủ yếu là tượng gỗ được tạo tác vào khoảng đầu thế kỷ 19, trong đó có nhiều pho tượng thuộc loại hình quý hiếm như tượng Chuẩn đề, A Di Đà, tượng Giám trai, La hán... đang bị xâm hại nặng bởi thời tiết và nhiều nguyên nhân khác.

Các nhà sư phải lấy thang chống đỡ tạm phần mái sắp đổ sụp.
Các nhà sư phải lấy thang chống đỡ tạm phần mái sắp đổ sụp.

Ngoài ra cũng cần lưu ý hoạt động xâm lấn của những hộ dân xung quanh chùa đã gây ra sự hủy hoại, làm ảnh hưởng đến hệ thống các công trình kiến trúc và đồ thờ tự một cách nghiêm trọng. Trước kia, mặc dù ở vị trí trũng trong khu vực nhưng có kênh rạch bao quanh, chùa luôn giữ được sự khô ráo sạch sẽ. Nay các hộ dân lấn chiếm khu vực quanh chùa bằng hệ thống tường xây bít kín, dẫn đến hậu quả sau mỗi trận mưa, chùa như một cái ao tù chứa nước đọng, vừa làm hỏng công trình kiến trúc, vừa gây ô uế môi trường tâm linh.

Hòa thượng Thích Huệ Thạnh trụ trì chùa Giác Viên cho biết: “Đại diện Sở VH-TT&DL TP.HCM cứ nói sẽ trùng tu chùa mà suốt 10 năm nay chẳng thấy. Mùa mưa nước ngập khắp sân, cả chính điện cũng bị dột. UBND Q.11 có cử người vô xem xét, chụp ảnh, quay phim rồi về báo cáo lại mà chẳng thấy sửa chữa gì. Cách đây không lâu, lãnh đạo TP.HCM có đến xem xét hiện trạng chùa và hứa năm nay sẽ cho đại tu di tích, dù không nói chính xác thời điểm nào. Tôi nghĩ lãnh đạo thành phố có quan tâm đến việc di tích bị xuống cấp trầm trọng, đưa ra nhiều phương án trùng tu, sửa chữa nhưng đến nay vẫn không hiểu vì sao mà chậm trễ, kéo dài năm này qua năm khác. Tôi chỉ lo ngại với tình trạng như thế này, di tích sẽ sụp đổ trong thời gian ngắn sắp tới”.

Vẫn chưa biết bao giờ trùng tu

Trả lời phóng viên, Phó Giám đốc Sở VH –TT&DL TP.HCM Lê Tôn Thanh cho biết: “Hiện lãnh đạo TP.HCM, Q.11 và Sở đã lên kế hoạch trùng tu chùa. Mọi phương án đang được họp bàn. Tuy nhiên, cũng cần kiện toàn bộ máy quản lý chùa trước khi dự án trùng tu được tiến hành”.

Hệ thống kèo cột mục nát.
Hệ thống kèo cột mục nát.

Về sự chậm trễ trong việc trùng tu chùa Giác Viên, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM Trương Kim Quân giải thích: “Trước kia kinh phí của T.Ư rót xuống vài tỉ đồng để trùng tu mỗi di tích nhưng khi đến tận nơi, khảo sát lên kế hoạch trùng tu chùa Giác Viên thì kinh phí đội lên vài chục tỉ vì di tích xuống cấp quá nặng, không thể tiến hành sửa chữa nhỏ lẻ. Do đó hồ sơ xin trùng tu khó được duyệt vì kinh phí lên quá cao. Đến nay, Sở VH - TT - DL đã lập kế hoạch sửa chữa lớn chùa với kinh phí 20 tỉ đồng và trình UBND TP.HCM xét duyệt. Tuy nhiên khi lãnh đạo thành phố đến chùa, thấy hiện trạng như thế, đã quyết định chỉ đạo trùng tu toàn bộ nên kinh phí bị đội lên nữa, giờ là khoảng 50 tỉ. Sở đang làm công văn gửi UBND TP.HCM duyệt dự án. Hiện cũng chưa biết là năm nay có thể trùng tu chùa được hay không”.

Hơn 10 năm qua, chùa Giác Viên vẫn đang từng ngày từng giờ mong chờ sự vào cuộc nhanh chóng của các cơ quan chức năng để cứu nguy một di sản văn hóa quý giá của thành phố thoát khỏi tình trạng sụp đổ.

Chùa Giác Viên được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP.HCM, gắn với quá trình hình thành và phát triển Sài Gòn. Chùa được thành lập từ một am thờ Quan Âm vào thế kỷ 17. Năm 1798, chùa được trùng tu toàn bộ. Với lịch sử gần 300 năm, chùa Giác Viên đã nhiều lần trùng tu lớn vào những năm 1899, 1908 và gần đây nhất là lần tôn tạo công trình tây lang năm 1991. Giá trị nổi bật của chùa Giác Viên là hệ thống kiến trúc Phật giáo tương đối hoàn chỉnh của một ngôi chùa Nam bộ gốc còn giữ được đến hôm nay. Những di vật thuộc loại hình đồ thờ tự, trang trí nội thất kiến trúc mang nhiều đặc trưng về tín ngưỡng, tôn giáo, chứa đựng những giá trị văn hóa, nghệ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw