Đề phòng biến chứng tim mạch nguy hiểm do bị tăng huyết áp trong mùa hè

Thời tiết nắng nóng của mùa hè có nhiều tác động tới bệnh tăng huyết áp. Nếu huyết áp không được kiểm soát tốt và điều trị kịp thời, bệnh tăng huyết áp dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp lưu ý những vấn đề sau để giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm gây ra.

1. Mùa nóng, nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến huyết áp

Nhiều người cho rằng, thời tiết nắng nóng thì liên quan gì đến huyết áp, điều này là vô cùng sai lầm. Thực tế cho thấy mùa nóng khi nhiệt độ cao tác động rất lớn đến huyết áp. Nguyên nhân là do mùa nóng, gia tăng sự bài tiết mồ hôi, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng đẩy mạnh. Điều này dẫn đến sự mất nước của cơ thể khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim.

Trong mùa hè nóng nực khiến cho chúng ta khó ngủ, ngủ không ngon giấc nên người bệnh tăng huyết áp sẽ xuất hiện hiện tượng ban đêm huyết áp tăng, làm hại đến tim mạch. Chính vì vậy, mùa nóng ban ngày có thể làm huyết áp giảm nhưng lại làm tăng huyết áp về đêm.

Mùa nóng khi nhiệt độ cao tác động rất lớn đến huyết áp.

Ngoài ra, nếu mùa hè nóng bức sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng. Điều này sẽ gây bất lợi với những người bệnh tăng huyết áp, khi đó người bệnh có thể thấy tình trạng tăng huyết áp xuất hiện các biểu hiện khó chịu, chóng mặt, nhức đầu. Nếu huyết áp không kiểm soát tốt và điều trị kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim.

Điều đáng lo ngại với người có bệnh lý tăng huyết áp là vào mùa nóng oi bức, khi nhiệt độ tăng cao khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng.

Một vấn đề cần phải nhắc tới đối với người bệnh tăng huyết áp là vào mùa hè nếu vận động hay đi ra ngoài và ngồi phòng máy lạnh ở nhiệt độ thấp (có sự chênh lệch nhiều) rất nguy hiểm với người tăng huyết áp.

Bởi nếu đi chợ, đi ra ngoài về nhà vào ngay phòng máy lạnh sẽ nguy hiểm bởi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho mạch máu đang ở trạng thái giãn nở lập tức co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Ngược lại nếu đang ở trong phòng máy lạnh cần ra ngoài khi đó nhiệt độ ngoài trời đang nắng nóng thì các mạch máu sẽ giãn nở khiến huyết áp hạ đột ngột cũng nguy hiểm đến sức khỏe.

Người bệnh tăng huyết áp cần ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp như: ngũ cốc, cá, gia cầm, đậu, rau xanh, trái cây tươi…

2. Cần kiểm soát huyết áp tốt trong mùa nóng

Nhiều người cho rằng mùa lạnh mới lo lắng sự gia tăng của huyết áp tim mạch, điều này chưa hẳn đúng. Người bệnh huyết áp cần kiểm soát huyết áp tốt cả các mùa trong năm trong đó có cả mùa nóng.

Việc kiểm soát huyết áp tốt là người bệnh cần thực hiện chỉ định khuyến cáo của các bác sĩ.

- Cần phải dùng thuốc huyết áp đúng chỉ định

Đối với người bệnh tăng huyết áp cần dùng thuốc đều đặn, không ngắt quãng. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Cần theo dõi tình trạng huyết áp

Việc theo dõi huyết áp hàng ngày vô cùng quan trọng, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả.

- Cần tập luyện điều độ

Tập luyện điều độ chính là tập thể dục cho mạch máu, sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của mạch máu. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp cần tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Từ tuổi trung niên trở lên, người bệnh tăng huyết áp nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm, không nên tập nặng, có thể chọn các bài tập như đi bộ, đạp xe,…Tốt nhất cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ về các bài tập luyện cho phù hợp với từng cá nhân.

- Cần chú ý đến nhiệt độ phòng

Mùa nóng việc chú ý đến nhiệt độ trong phòng ngủ, phòng làm việc, nơi ở sinh hoạt của người bệnh tăng huyết áp vô cùng quan trọng.

Cần điều chỉnh nhiệt độ tránh lạnh quá so với ngoài trời, khi ra ngoài và khi vào trong phòng máy lạnh cũng cần chú ý, không nên đột ngột đi ra, vào phòng máy lạnh ngay. Vì sự thay đổi đột ngột nhiệt độ từ nóng sang lạnh sẽ khiến các mạch máu lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp hoặc đang ở trong phòng lạnh rồi đi ra ngoài trời nóng ngay sẽ rất nguy hiểm do huyết áp không ổn định.

Do vậy, người mắc bệnh tăng huyết áp không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, nhiệt độ trong phòng chỉ nên để ở mức 27-28 độ. Người bệnh nên ra ngoài vận động, hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hay tập dưỡng sinh vào những lúc trời mát như buổi sáng hoặc chiều tối.

- Chú ý đến dinh dưỡng

Mùa nóng do ăn uống không ngon nên việc chú ý đến chế độ ăn vô cùng quan trọng bởi chế độ ăn uống cũng có tác dụng trong kiểm soát huyết áp.

Người bệnh tăng huyết áp cần ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp như: ngũ cốc, cá, gia cầm, đậu, rau xanh, trái cây tươi…

Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất kali như cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu, cá, thịt trắng, gia cầm bỏ da.

Cần hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo; hạn chế ăn bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol.

Và điều vô cùng quan trọng là cần uống đủ nước trong mùa nóng, nên uống 1 cốc nước (250ml) sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Tránh dùng nước có đường hay nước đóng chai có gas.

Và khi có các biểu hiện bất thường kể cả chưa đến lịch khám định kỳ người bệnh tăng huyết áp cũng cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Báo Sức khỏe và Đời sống null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Thành phố Lào Cai: Hơn 2 nghìn người được khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm

Sau 13 ngày triển khai chiến dịch khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Y tế thành phố đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai, trạm y tế các xã, phường khám sàng lọc các bệnh không lây nhiễm cho 2.584 người dân trên địa bàn, trong đó số người cao tuổi được khám là 1.588 người. 

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Việc lạm dụng rượu, bia có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc gia đình… Những hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia đã và đang được các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh.

fb yt zl tw