Đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm tinh dầu màng tang

Chiều 8/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội thảo nhằm đánh giá về thực trạng, tiềm năng phát triển sản phẩm tinh dầu màng tang.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
baolaocai_1a.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tham dự hội thảo có hơn 30 đại biểu đến từ Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp); Trung tâm Lâm sản ngoài gỗ; Trường Đại học Lâm nghiệp; một số doanh nghiệp kinh doanh, chế biến tinh dầu màng tang, các hộ dân đang tham gia trồng màng tang và một số đơn vị có liên quan.

Với mục tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng đa giá trị, năm 2021, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về “Xây dựng mô hình trồng rừng và chiết xuất tinh dầu cây màng tang, phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy có nguy cơ sa mạc hóa để tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc vùng cao”.

baolaocai_2.jpg
Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh phát biểu tại hội thảo.

Nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện các nội dung: Điều tra, đánh giá phân bố, các đặc điểm sinh học, tình hình chế biến và tiêu thụ tinh dầu cây màng tang; xác định hàm lượng tinh dầu và thành phần hóa học chính trong lá, quả cây màng tang; hoàn thiện kỹ thuật nhân giống cây; thực hiện mô hình cải tạo và trồng mới cây màng tang; điều tra quy trình, kỹ thuật chiết xuất tinh dầu…

Màng tang là cây gỗ nhỏ, cao từ 7 - 10 m, thân tròn, đường kính từ 6 - 8 cm. Quả màng tang nhỏ, nhưng rất nhiều, mùi thơm nồng đậm, khi chín có màu đen sậm. Từ quả, lá, rễ của loài cây này, nhiều nơi đã chiết xuất tinh dầu dùng trong y học, mỹ phẩm...

Cán bộ Chi cục kiểm lâm đánh giá sự phát triển của cây màng tang tại Bắc Hà..jpg
Cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh đánh giá sự phát triển cây màng tang tại huyện Bắc Hà.

Cây màng tang phân bố chủ yếu tại 5 huyện: Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn, chủ yếu mọc rải rác tại trạng thái rừng tái sinh sau nương rẫy với diện tích khoảng trên 300 ha; sản lượng quả trung bình 8 -10 kg/cây đối với cây mọc rải rác; 4 - 5 kg/cây đối với diện tích mọc tập trung thuần loài. Tổng sản lượng hạt màng tang trên toàn tỉnh ước đạt trên 100 tấn/năm. Hiện quả màng tang tươi có giá từ 7.000 đồng - 10.000 đồng/kg, cao điểm 12.000 đồng/kg. Theo tính toán sơ bộ, cây màng tang cho nguồn thu trên 50 triệu đồng/1 ha/năm.

Hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 4 cơ sở chế biến tinh dầu màng tang, quy mô hộ gia đình. Hằng năm, các cơ sở trên thu mua trên 260 tấn hạt màng tang, chiết xuất được khoảng 7.000 kg tinh dầu.

thu hoạch màng tang.jpg
Người dân thu hái quả màng tang.

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, việc trồng cây màng tang tại những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tầng đất dầy, đai cao dưới 1.000 m là có triển vọng; khi trồng xen với cây quế, cây chè sẽ có hiệu quả cao và giảm khả năng phát sinh sâu bệnh; chiết xuất tinh dầu màng tang cho hiệu suất trung bình từ 22 đến 27 kg tinh dầu/1 tấn hạt. Hiện nay, tinh dầu màng tang có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng mở (chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu phục vụ chăm sóc sức khỏe); giá bán tinh dầu màng tang dao động từ 450.000 đồng - 700.000 đồng/kg.

baolaocai_3.jpg
baolaocai_4.jpg
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhằm đánh giá những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển vùng nguyên liệu màng tang; chia sẻ kỹ thuật về gieo ươm, trồng, chăm sóc, thu hái quả màng tang; quy trình chiết xuất tinh dầu và thị trường tiêu thụ tinh dầu màng tang...

Trên cơ sở ý kiến thảo luận tại hội thảo, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ hoàn thiện quy trình hướng dẫn tạm thời về gieo ươm, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản hạt và chiết xuất tinh dầu màng tang, đồng thời có định hướng phát triển vùng nguyên liệu màng tang trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

fb yt zl tw